Phát triển TTCK dần thay thế tín dụng trung và dài hạn
Phát triển thị trường chứng khoán là điều kiện tất yếu để nền kinh tế giảm dần lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, đặc biệt là các nhu cầu vốn trung, dài hạn.
- 02-05-2019Tháng 4: Cổ phiếu 'tí hon' tăng 10 lần, nhóm dầu khí bứt phá
- 02-05-2019Chứng khoán tháng 5 liệu có sợ "Sell in May"?
Sáng 2/5, tại phiên hiến kế Vốn – Tài chính cho nền kinh tế trong khuôn khổ Diễn đà Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Đào Minh Tú đã đề cập sự mất cân đối giữa kênh cung ứng vốn ngân hàng và thị trường vốn.
Theo ông Tú, nhu cầu vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh rất lớn, nhưng thị trường vốn chưa phát triển đủ cả về quy mô và chất lượng để có thể đáp ứng. Do đó, vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng, tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50,6% tổng dư nợ).
Lãnh đạo NHNN cho biết cơ quan này sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển nhanh, bền vững các phân đoạn thị trường tài chính; tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân huy động vốn trên thị trường chứng khoán...
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: VnExpress.
Thừa nhận thực trạng nền kinh tế tạo áp lực quá lớn đến hệ thống các tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết có 3 nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng.
Thứ nhất, phía doanh nghiệp chưa có báo cáo kế hoạch kinh doanh dài hạn, việc quen thói quen sử dụng vốn dài hạn và xây dựng các kế hoạch phát triển dài hạn. doanh nghiệp chưa có kế hoạch dẫn đến ảnh hưởng lâu dài. Thứ hai, doanh nghiệp còn ngại công bố thông tin, báo cáo thông tin tài chính chưa được rõ ràng, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng. Thứ ba, doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện phát hành trái phiếu, thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp mang tính lâu dài, tính thanh khoản của trái phiếu chưa cao, chưa có các tổ chức xếp hạng tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Thông tin chưa được minh bạch, công khai, chỉ tập trung vào trái phiếu chính phủ, bảo lãnh...
Theo ông Hùng, giải pháp xử lý vấn đề là rà soát, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hiện đại hóa công nghệ thông tin, sớm hình thành công ty xếp hạng tín nghiệm đủ năng lực. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, có kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, có lộ trình đủ lớn, tập trung vào phát triển vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Đồng quan điểm này, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề cập, các doanh nghiệp lấy tiền vay ngân hàng để phát triển nguồn vốn thì gặp nhiều rủi ro nên việc huy động vống qua chứng khoán có thể hạn chế điều này. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện là thị trường mới, non trẻ.
Ông Phạm Hồng Sơn,Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ảnh: VNExpress.
Về giải pháp, ông nhấn mạnh Bộ Tài chính đang chỉ đạo để Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng cổng thông tin để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Bộ cũng đệ trình Luật chứng khoán sửa đổi tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh.
Đồng tình với ý kiến của ông Sơn, ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam nhận thấy sự thay đổi của thị trường chứng khoán là tích cực, từ năng lực doanh nghiệp đến nhà đầu tư... Tuy nhiên, ông cho rằng việc hình thành kênh trái phiếu cho doanh nghiệp là mục tiêu xa vời. Bởi các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải đạt mực độ tín nhiệm nhất định cũng như trình độ phát triển tốt. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng yêu cầu này.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam. Ảnh: VnExpress.
Một trong những điều kiện doanh nghiệp định hướng nhiều nhất là cơ chế phát hành. Theo ông Quỳnh, tư duy xây dựng luật trái phiếu dường như đang đi theo mô hình phát hành cổ phiếu. Việt Nam đang áp điều kiện quá chặt với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho rằng cần thiết phải hình thành ủy ban làm việc liên bộ trong thị trường trái phiếu. Ông Quỳnh dẫn chứng mô hình cơ quan liên bộ tại Indonesia, Malaysia giúp giải quyết các vấn đề kịp thời theo tháng và cho rằng Việt Nam cần có cơ chế định kỳ tương tự.
Người đồng hành