Phi công kỳ cựu chia sẻ bí quyết vàng để giữ sức khỏe trong những chuyến bay đường dài
Những cách tưởng chừng đơn giản này sẽ cực kỳ hữu ích trong một chuyến bay đường dài.
- 26-05-2023Từ bỏ hào quang showbiz và chi 6 tỷ học trở thành phi công ở tuổi 26, sao nữ Vbiz hiện tại ra sao?
- 23-03-2023Cựu phi công Vietnam Airlines bật mí thú chơi "đốt" tiền tỷ chỉ dành cho giới siêu giàu: Giá hàng trăm USD, muốn mua cũng phải thông qua đấu giá
- 11-11-2022Cuộc sống của nữ diễn viên Việt đầu tiên trở thành phi công bây giờ ra sao?
Yusri Abu Bakar là cựu phi công của Lực lượng Không quân Singapore. Anh đã chuyển từ lái máy bay chiến đấu F-16 sang lái chiếc A380 với vai trò là phi công thương mại cho Emirates.
Trong hơn 4 năm qua, Yusri đã bay tới 50 điểm, thường là từ Dubai tới Auckland (New Zealand). Đây cũng được đánh giá là một trong những chuyến bay lâu nhất thế giới, gần 16 tiếng đồng hồ. Để tuân theo quy định về số giờ bay của một phi công, Yusri thường có hai hoặc ba chuyến bay đường dài như vậy trong một tháng.
Hành khách hạng nhất của hãng Emirates có thể dành 15 giờ 45 phút trên máy bay để thưởng thức những ly Dom Perignon hoặc được ngâm mình trong phòng tắm riêng. Nhưng không phải máy bay nào cũng có đầy đủ tiện nghi như vậy. Nhất là với những hành khách bay hạng phổ thông, một chuyến bay đường dài sẽ như một cực hình. Dưới đây là một số mẹo Yusri chia sẻ giúp bạn “sống sót” qua một chuyến bay đường dài.
Tập sinh hoạt theo múi giờ của điểm đến
Hội chứng jet lag (rối loạn giấc ngủ tạm thời khi xảy ra sự thay đổi đột ngột về múi giờ mà cơ thể chưa kịp thích nghi, đồng bộ), là điều mà đa phần ai cũng gặp phải trên những chặng bay đường dài.
Để tránh tình trạng jet lag, Yusri đã thay đổi chế độ ăn uống và ngủ nghỉ ít nhất hai ngày trước chuyến bay. Anh cho biết: “Tôi thực hiện những thay đổi nhỏ này bằng cách đi ngủ sớm hơn 2 giờ mỗi ngày. Nếu bay vào thứ bảy, tôi sẽ đi ngủ sớm hơn 2 tiếng vào thứ năm, sau đó là 4 tiếng vào thứ sáu. Điều này khiến tôi tập làm quen dần dần với múi giờ mới”.
Ứng xử tinh tế với tiếp viên hàng không
Yusri gợi ý rằng mỗi người cần để ý đến vị trí thắt dây an toàn để tiếp viên không phải bước ra nhắc nhở bạn quá nhiều. Hơn nữa, Yusri cũng khuyên các hành khách nên suy nghĩ kỹ xem họ sẽ cần gì trong vài giờ tiếp theo, ví dụ như chăn đắp, cà phê, đồ ăn nhẹ, và yêu cầu tất cả với nhân viên trong một lần.
Ưu tiên cho sức khỏe bản thân
Trên chuyến bay, Yusri khuyến nghị các hành khách nên giãn cơ 5 hoặc 10 phút mỗi tiếng, anh giải thích: “Bởi vì đây là chuyến bay dài, tôi khuyên các bạn hãy đứng dậy và duỗi cơ hông, cơ lưng. Đây là những vùng có khả năng bị tê cứng trong suốt chuyến bay”.
Ngoài ra, nên chọn những chiếc ghế có vách ngăn, ngay đối diện với những bức vách ngăn giữa các khoang trên máy bay, bởi ở vị trí này bạn sẽ có nhiều chỗ để chân và gần lối đi hơn, qua đó tránh làm phiền người khác khi duỗi người. Yusri cũng ăn nhẹ trước và sau chuyến bay, bởi nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Hơn nữa, đừng bổ sung nước cho cơ thể trên chuyến bay.
Nếu có trẻ em đi cùng, hãy sắp xếp thời gian biểu cho trẻ
Theo Yusri, các bậc cha mẹ đã quen với những chuyến bay dài sẽ lên kế hoạch cho thời gian chơi và nghỉ ngơi cho con cái.
Anh chia sẻ: “Tôi đã thấy nhiều cha mẹ lên lịch cho các hoạt động của con. Họ mang theo đồ chơi hoặc sách truyện và mang ra sử dụng đúng với khoảng thời gian đã đề ra. Ở đầu chuyến bay, bố mẹ sẽ cho con chơi máy tính bảng một chút, nhưng khi sắp đến giờ ngủ, họ sẽ cho con chơi gì đó nhẹ nhàng hơn”.
Mang theo tai nghe chống ồn và miếng che mắt
Yusri thường mang theo một bộ tai nghe chống ồn và kính râm vì ánh sáng và tiếng ồn xung quanh làm ảnh hưởng. Về trang phục trên chuyến bay, không nên mặc comple hay trang phục công sở, thay vào đó, hãy mặc những bộ quần áo rộng rãi thoải mái hơn.
Nghe sách nói hoặc nghe nhạc để dễ ngủ
Yusri chia sẻ hai kỹ thuật đã được chứng minh để giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn trên các chuyến bay đường dài: Đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn bằng tai nghe chống ồn.
Anh chia sẻ: “Tôi có một danh sách nhạc cổ điển và nhạc jazz để dễ ngủ hơn. Nếu không, tôi sẽ nghe sách nói”.
Phụ nữ Việt Nam