Phố bích hoạ Phùng Hưng nhộp nhịp trước dịp Tết Nguyên đán
Trong những ngày cuối năm, phố "bích họa" trở nên nhộn nhịp, sôi động hơn khi các gian hàng làng nghề truyền thống cùng với phiên chợ Xuân xuất hiện mang đến không khí Tết tràn ngập cho phố cổ Thủ đô.
- 05-01-2023Người EQ cao sở hữu 3 thuật đối nhân xử thế để đường đời suôn sẻ: Sớm áp dụng thì dễ dàng chinh phục được lòng người
- 05-01-20233 quan điểm quyết định túi tiền của bạn đầy hay vơi: Không khó nhưng nhiều người lại bỏ qua, hiểu càng sớm, thành công càng gần
- 04-01-2023Thoát cảnh ‘ngụp lặn’ trong deadline cuối năm để Tết được thảnh thơi: Giảm đến 50% thời gian nhưng hiệu suất vẫn tăng
Đoạn phố Phùng Hưng dài hơn 300m được trang trí bằng đèn lồng nhiều sắc màu có hoa văn truyền thống như hoa lá, trống... để chào đón năm mới Quý Mão 2023
Vào dịp Tết, đây là điểm đến quen thuộc của người Hà Nội để cùng bạn bè, người thân ghi lại những bức ảnh đẹp, mang dấu ấn Hà Nội xưa với ông đồ, câu đối, Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền, cây cầu Long Biên trăm năm tuổi …
Nhiều gia đình mang theo con nhỏ đến tham quan và vui chơi
Các bạn trẻ đến với phố bích họa Phùng Hưng để tìm lại cho mình những kỷ niệm của Tết cổ truyền xưa và lưu giữ lại khoảnh khắc trước khi bước sang năm mới.
Các cô giáo mầm non đưa học sinh đi chụp ảnh trước dịp Tết Nguyên đán
Ngoài ra, Ban quản lý phố cổ cũng tổ chức phiên chợ Xuân "Tây Bắc trong lòng Hà Nội" nhằm tạo bầu không khí, vui tươi và quảng bá hình ảnh Tết Nguyên đán Việt Nam đến với bạn bè quốc tế
Xung quanh phố bích hoạ, các gian hàng bày bán các sản phẩm khác nhau như: thịt trâu gác bếp, hoa chuối rừng, mây tre đan, gốm sứ...
Hoa chuối rừng Tuyên Quang.
Chị Chẩu Thị Nga (Tuyên Quang) chia sẻ: "Năm nay, sản phẩm tôi mang đến phiên chợ Xuân trên phố bích họa là hoa chuối rừng tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang. Để mang được hoa chuối rừng về đây người dân đã rất vất vả phải leo bao nhiêu ngọn núi mới có thể hái hoa chuối này được. Điểm khác biệt của hoa chuối rừng với hoa chuối bình thường là màu sắc đỏ tươi hơn và cây chuối dù có ra quả thì hoa chuối vẫn mọc thẳng lên trời".
Nhiều người lớn tuổi cũng đến tham quan để tìm lại không khí Tết xưa.
Bà Nguyệt – người dân Hà Nội chia sẻ: "Mỗi dịp cuối tuần tôi thường rủ bạn bè của mình đi chơi khắp phố phường Hà Nội nên khi biết phố bích họa đã được cải tạo lại và mở các gian hàng chợ tết tôi đã phải đến đây ngay. Đến đây, tôi rất bất ngờ khi những bức tranh được trang trí lại rất đẹp và tươi mới, đồng thời nơi đây khiến cho tôi có cảm giác mình được sống lại trong không khí Tết xưa của Hà Nội".
Không chỉ thu hút khách Việt, mà nhiều du khách nước ngoài cũng tới đây để tham quan và trải nghiệm không gian Tết truyền thống của người Việt Nam
Du khách nước ngoài thích thú khi xem các sản phẩm của vùng Tây Bắc
Bên cạnh đó, vào các ngày cuối tuần sẽ có buổi trình diễn giao lưu một số các loại hình âm nhạc truyền thống vùng miền gồm hát Xẩm, múa xòe Thái, đờn ca tài tử…
Tổ Quốc