MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Chủ nhiệm UBKTQH: 'Sốt đất đặc khu, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ chịu thiệt'

17-05-2018 - 13:36 PM | Bất động sản

Căn cứ vào Luật Đất đai, khi nhà đầu tư lớn vào, giá trị đền bù đất sẽ theo đơn giá đất nông nghiệp và đất rừng, chứ không phải theo giá đất đang bị các "cò đất" thổi phồng hiện nay.

Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt còn chưa trình Quốc hội, giao dịch đất tại các đặc khu đã "sốt" hơn bao giờ hết. Đích thân Thủ tướng Chính phủ phải chỉ thị về tình trạng "cò đất" chuyển nhượng đẩy giá ở các đặc khu.

Với niềm hi vọng khi Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong trở thành đặc khu, đất đai ở đó sẽ có giá trị hơn, nhiều người đã "băm" nhỏ mảnh đất để bán dưới dạng nhà ở. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia gom đất chờ khi có nhà đầu tư vào ăn chênh lệch đền bù.

Phó Chủ nhiệm UBKTQH: Sốt đất đặc khu, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ chịu thiệt - Ảnh 1.

Trao đổi với Người đồng hành, TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cảnh báo nhà đầu tư nhỏ lẻ phải tỉnh táo khi căn cứ vào Luật Đất đai, Luật Dân sự và Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân khi giao dịch đất ở các đặc khu.

"Chuyển nhượng đất nhỏ lẻ ở các đặc khu hiện nay để chờ khi có nhà đầu tư vào là một hình thức bơm vá để ăn chênh lệch. Nhưng người chịu thiệt ở đây sẽ chính là các nhà đầu tư nhỏ lẻ này.

Đây là tầng lớp đầu cơ lợi dụng chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước tung tin và bơm giá lên để ăn lại tiền đền bù của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, họ quên rằng theo Luật Đất đai, Nhà nước chưa cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ này lại đang bị các "cò đất" lừa, mua giá đất nông nghiệp theo đất nhà ở.

Căn cứ vào Luật Đất đai, khi nhà đầu tư lớn vào, giá trị đền bù đất sẽ theo đơn giá đất nông nghiệp và đất rừng, chứ không phải theo giá đất đang bị các "cò đất" thổi phồng hiện nay. Trên thực tế, hiện nay, đến 97% các cuộc sang nhượng đất ở 3 đặc khu là sang nhượng đất nông nghiệp, đất rừng", ông Kiên phân tích.

Ông Kiên cho rằng ở đây mọi người đang bắt chẹt nhau vì lợi ích kinh tế.

Phó Chủ nhiệm UBKTQ cho rằng có lẽ các nhà đầu tư nhỏ lẻ hy vọng rằng sẽ dùng số đông những người thiệt hại do việc mua bán đất không đúng luật để gây áp lực với chính quyền.

"Họ hy vọng dùng chính sách dân túy với áp lực từ số đông để ép chính quyền nhượng bộ, đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi giao dịch đều phải xử lý theo pháp Luật. Theo Luật, chuyển nhượng đó là không được phép", ông Kiên khẳng định.

Về dự thảo Luật sắp được trình ra Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 tới đây, ông Kiên cho biết có một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội với tổng số tiền 1,1 triệu tỷ đến 1.4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn, mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?

"Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của doanh nghiệp FDI. Con số hưởng lợi này quá khiêm tốn.

Xây dựng đặc khu cũng tương tự, phải trả lời được câu hỏi mang lại lợi ích gì cho đất nước", ông Kiên bày tỏ.

Theo Nam Anh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên