Phó chủ tịch Huawei ra tòa tại Canada
Phó chủ tịch phụ trách tài chính của công ty công nghệ Huawei đối mặt với cáo buộc từ phía Mỹ rằng bà che giấu mối liên hệ của công ty với một công ty khác tìm cách bán thiết bị cho Iran dù Mỹ đã có lệnh cấm, một công tố viên Canada nói tại tòa án hôm thứ Sáu (giờ địa phương).
- 08-12-2018Giám đốc tài chính Huawei đối mặt hàng chục năm tù
- 08-12-2018Tiết lộ nguyên nhân bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei
- 08-12-2018Bắt giữ nữ giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Chu: Nga bất ngờ lên tiếng
- 08-12-2018CNBC: Vụ CFO Huawei bị bắt có thể phức tạp hơn vì liên quan HSBC
- 07-12-2018Bắt CFO Huawei, Mỹ đâm dao vào tim tham vọng "Made in China" của Trung Quốc
Các phóng viên chờ tin bên ngoài tòa án ở Vancouver (Reuters)
Công tố viên này cho rằng không thể cho bà Mạnh Vãn Châu nộp tiền để được tại ngoại trong khi bà đang đối mặt với khả năng dẫn độ về Mỹ.
Vụ án đối với bà Mạnh, con gái nhà sáng lập tập đoàn viễn thông Huawei khổng lồ của Trung Quốc, bắt nguồn từ bản tin của Reuters từ năm 2013 nói rằng Huawei có mối quan hệ chặt chẽ với công ty công nghệ Skycom Tech ở Hong Kong, đơn vị đã tìm cách bán thiết bị Mỹ cho Iran bất chấp lệnh cấm từ Mỹ và EU, vị công tố viên nói tại tòa án tại thành phố Vancouver, Canada.
Tại tòa, các công tố viên Mỹ lập luận rằng bà Mạnh đã không thành thật với các ngân hàng trong việc khai báo về mối quan hệ của hai công ty. Nếu bị dẫn độ về Mỹ, bà Mạnh có thể phải đối diện với cáo buộc âm mưu lừa dối nhiều tổ chức tài chính, với mức án tối đa 30 năm tù cho mỗi cáo buộc.
Mạnh Vãn Châu, 46 tuổi, con gái ông Nhậm Chính Phi, cựu sĩ quan và đại biểu quốc hội Trung Quốc, bị bắt tại Canada hôm 1/12 theo đề nghị của giới chức Mỹ, cùng ngày với buổi gặp giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình tại Argentina với mục đích tìm giải pháp giảm căng thẳng thương mại.
Phiên tòa được mở nhằm quyết định bà Mạnh có thể nộp tiền bảo lãnh hay bị coi là có nguy cơ gây ra nguy hiểm hàng không và cần phải giam giữ.
Các công tố viên đã phản đối khả năng bảo lãnh, cho rằng bà Mạnh là nguy cơ cao với các chuyến bay, với một số mối quan hệ ở Vancouver và bởi gia đình bà rất giàu có, đồng nghĩa rằng thậm chí khoản tiền bảo đảm nhiều triệu USD cũng không đảm bảo bà này sẽ không vi phạm các quy định.
Mỹ cố 60 ngày đề đưa ra đề nghị dẫn độ, và sẽ được một thẩm phán Canada quyết định nếu thấy cáo buộc đối với bà Mạnh là có đủ cơ sở. Và sau đó là quyền quyết định của bộ trưởng Tư pháp Canada, có cho phép dẫn độ hay không.
Thương vụ Iran
Cáo trạng Mỹ đưa ra đối với Mạnh Vãn Châu có đề cập Skycom, công ty có chi nhánh ở Tehran. Huawei từng nói đây là một trong những “đối tác địa phương quan trọng” của họ ở Iran.
Đầu năm 2013, Reuters đưa tin rằng Skycom, đang cố bán các máy tính Hewlett-Packard trong danh mục bị cấm cho nhà điều hành mạng điện thoại di động lớn nhất Iran, có mối quan hệ với Huawei và cá nhân bà Mạnh.
Năm 2007, một công ty quản lý do Huawei kiểm soát đã mua toàn bộ cổ phần của Skycom. Tại thời điểm đó, bà Mạnh là thư ký của công ty quản lý nói trên. Bà cũng có chân trong ban lãnh đạo Skycom từ tháng 2/2008 tới tháng 4/2009, theo đăng ký của Skycom với cơ quan quản lý doanh nghiệp Hong Kong.
Một số nguồn tin nói Huawei sử dụng văn phòng của Skycom ở Tehran cung cấp thiết bị mạng điện thoại di động tới nhiều công ty viễn thông lớn ở Iran.
Một cựu nhân viên của Huawei làm việc tại Iran nói Huawei và Skycom là một.
Tình báo Mỹ còn nghi ngờ rằng Huawei có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc và các thiết bị của công ty này có thể chứa “cổng sau” để các điệp viên Trung Quốc sử dụng. Chưa có bằng chứng nào về việc này được công khai và công ty Huawei liên tục bác bỏ cáo buộc.