MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã âm thầm che giấu 1 "ý đồ" mà đến lúc chết, Lưu Bị vẫn không phát hiện ra

05-10-2020 - 20:15 PM | Sống

Hãy cùng tìm hiểu và phân tích "ý đồ" thực sự của Gia Cát Lượng khi quyết định phò tá cho Lưu Bị trong bài viết sau.

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người có tài năng, bản lĩnh. Khi nhắc đến họ, người ta thường dùng những lời lẽ tốt đẹp để ngợi ca. Cũng chính nhờ có những người như thế, xã hội của chúng ta mới có thể nhanh chóng phát triển, có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Không chỉ trong thời nay mà từ xa xưa đã vậy, trong xã hội luôn có rất nhiều chí sĩ, người tài vang danh thiên hạ. Họ được trọng dụng và luôn không ngừng phấn đấu vì sứ mệnh của mình, thực hiện giá trị của bản thân.

Gia Cát Lượng cũng là một nhân vật nổi bật không thể không nhắc đến trong số đó. Nhắc tới nhân vật này, có lẽ điều đầu tiên chúng ta liên tưởng tới chính là điển tích Lưu Bị ba lần tìm đến lều tranh, khẩn khoản mời Gia Cát Lượng trợ giúp cho mình trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của tác giả La Quán Trung.

Từ chi tiết này, chúng ta có thể thấy ngay Gia Cát Lượng không phải là một người tầm thường như bao người khác. Phải là nhân vật kiệt xuất, là bậc anh tài, tài trí hơn người mới có thể khiến người khác nhiều lần cất công đến mời như vậy.

Trên thực tế những ghi chép lịch sử cũng đã chứng minh cho điều này.

Đáp lại tấm lòng và sự kỳ vọng của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cuối cùng cũng đã không khiến chủ công của mình thất vọng.

Nhờ có Gia Cát Lượng dốc lòng dốc sức phó tá trợ giúp mà Lưu Bị mới có thể đạt được những thành tựu lớn trong sự nghiệp, giữ được một góc nhỏ cho Thục Hán, đồng thời có địa vị hết sức quan trọng trong thời kỳ Tam Quốc.

Đóng góp một vai trò trọng yếu như vậy, tạo dựng nên nhiều giá trị như vậy cho nhà Thục Hán, vậy thì rốt cuộc Gia Cát Lượng đã giấu Lưu Bị điều gì trong suốt mấy chục năm? Điều này cần bắt đầu phân tích từ gia tộc của Gia Cát Lượng.

Phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã âm thầm che giấu 1 ý đồ mà đến lúc chết, Lưu Bị vẫn không phát hiện ra - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Gia Cát Lượng xuất thân từ một thế gia ở Lang Nha. Thời niên thiếu, để tránh khỏi loạn lạc, cả gia đình ông dời về Kinh Châu và định cư tại đây. Gia tộc Gia Cát có thể nói là gia tộc trí thức.

Anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn nhờ tài năng hơn người nên được Tôn Quyền tin dùng, rất được tín nhiệm.

Em trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Quân được Tào Tháo đánh giá cao, được đảm nhiệm chức vụ ở Tào Nguỵ.

Bản thân Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị, giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy điều hành của nhà Thục Hán.

Thật ra, từ bố cục tình hình này có thể thấy ngay, gia tộc Gia Cát phân bố trong 3 nước Tam Quốc, hơn nữa đều có được địa vị nhất định, chứng tỏ lựa chọn của họ cũng vì lợi ích của gia tộc.

Gia Cát Lượng đã giấu Lưu Bị ý đồ cá nhân này suốt mấy chục năm, đến lúc chết, Lưu Bị cũng chưa hề phát hiện ra.

Với 3 lựa chọn và 3 vị trí mà anh em nhà Gia Cát nắm giữ, cho dù nước nào nơi ba anh em họ làm việc giành thắng lợi, gia tộc của họ cũng đều có thể duy trì mãi về sau.

Tuy rằng Gia Cát Lượng có ý đồ riêng khi lựa chọn phò tá Lư Bị song trên thực tế, ông quả thật đã hết lòng phò tá chủ công, nếu không, có lẽ người đời sau chưa chắc đã được nghe nhiều giai thoại hay về ông như vậy.

Phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã âm thầm che giấu 1 ý đồ mà đến lúc chết, Lưu Bị vẫn không phát hiện ra - Ảnh 2.

Tranh minh họa.

Gia Cát Lượng có giấu Lưu Bị, nhưng khi thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình, vị quân sư này đã hết sức cúc cung tận tuỵ, không để lại điều tiếng về sau, được người đời ngợi ca…

Trước khi Thục Hán diệt vong, Gia Cát Lượng cũng đã cống hiến toàn bộ sức lực, cố gắng làm tròn chức trách của mình.

Dịch từ báo nước ngoài. Bài viết thể hiện quan điểm của trang Qulishi (Trung Quốc).

Theo Khánh An

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên