Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Tiến độ thu phí tự động không dừng đã chậm 2 năm!
Sáng ngày 6/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường.
- 05-11-2020Nhà máy điện mặt trời 937 tỷ đồng ở Kon Tum chính thức hòa lưới điện quốc gia
- 05-11-2020Đại biểu Quốc hội Bắc Giang: Thu từ đất không khác gì hút dầu, xúc than lên để bán!
- 05-11-2020Cấp phép dự án thủy điện: Cần tính toán lại việc cấp phép dự án
Mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Quốc hội sẽ dành 2 ngày rưỡi để tiến hành xem xét, chất vấn việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội. Liên quan đến việc triển khai
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Phát biểu mở đầu Phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid-19 và thiên tai trong năm nay, nhưng những kết quả đạt được vừa qua rất đáng ghi nhận, tạo niềm tin cho nhân dân và xã hội".
Đây cũng là phiên chất vấn cuối cùng về hoạt động chất vấn của Quốc hội khóa XIV với mục đích đánh giá toàn diện kết quả triển khai các yêu cầu của Quốc hội được nêu trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Cũng tại đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Theo Phó Thủ tướng, đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế đã đạt được nhiều kết quả thực chất hơn. Đồng thời, môi trường kinh doanh, đầu tư được cải thiện rõ nét.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Nhiều công trình giao thông trọng điểm vẫn chậm tiến độ
Khu vực kinh tế tư nhân cũng dần trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài có tính lan tỏa. Tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản giảm, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 có nhiều điểm sáng.
Song, Phó Thủ tướng đánh giá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự đi vào cuộc sống, tiền độ một số công trình trọng điểm quốc gia chưa đạt yêu cầu, giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2019, đặc biệt là vốn ODA còn chậm.
Đối với lĩnh vực công thương, Phó Thủ tướng nhận định hệ thống hạ tầng thương mại được chú trọng phát triển, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết và triển khai hiệu quả. Triển khai chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu. Trong đó, xuất siêu 5 năm liên tiếp, ngay cả trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 10 tháng đầu năm 2020, xuất siêu đạt kỷ lục, trên 18,7 tỷ USD.
Đối với lĩnh vực GTVT, các dự án trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam, cải tạo và nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã được đẩy nhanh.
Nghiêm túc thực hiện chủ trương không đầu tư dự án BOT trên đường hiện hữu, rà soát tổng thể vị trí đặt trạm thu phí. Tuy nhiên, một số công trình giao thông trọng điểm vẫn còn chậm tiến độ; việc đầu tư, xây dựng phát triển vận tải công cộng chưa đáp ứng nhu cầu, tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng chậm 2 năm so với Nghị quyết của Quốc hội.
Còn nhiều bất cập trong các dự án điện, đặc biệt là điện mặt trời
Tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước còn chậm so với kế hoạch. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao.
Ngoài ra, năng suất lao động thấp và có khoảng cách xa với các quốc gia trong khu vực. Trong đó, năm 2019, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 7,6% Singapore; 19,5% Malaysia; 37,9% Thái Lan; 45,6% Indonesia; 56,9% Philippines; và 6,89% Brunei.
Đối với quy hoạch đầu tư các dự án điện, vẫn còn nhiều bất cập chưa được xử lý, đặc biệt là các dự án điện mặt trời. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thành lập mới chưa nhiều. Nguồn lực đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước cho công nghiệp ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ còn thấp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô thấp hơn mục tiêu đề ra.
Về lĩnh vực giao thông, các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được xây dựng, tuy nhiên một số nhiệm vụ không đạt yêu cầu tiến độ đề ra, chưa giải quyết dứt điểm được một số khó khăn, vướng mắc.
Thêm vào đó, việc giải ngân gói 7.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án đường sắt quan trọng triển khai chậm. Nhiều công trình trọng điểm giao thông chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu. Hiện nay, có 48 công trình trọng điểm GTVT, trong đó 24 công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng. Còn lại 24 dự án chưa hoàn thành, gồm 12 dự án đang triển khai thi công và 12 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị.