Phổi hỏng, cổ "tiên tri": 2 dấu hiệu cứ ngỡ là viêm họng nhưng thực chất là phổi có vấn đề, khám sớm kẻo hối hận cũng chẳng kịp
Phát hiện những dấu hiệu này sớm, bạn có thể ngăn ngừa những nỗi lo về ung thư phổi.
- 11-01-20222 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại "khí" này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện
- 09-01-2022Có 3 loại rau “cho tiền” cũng không nên ăn cố, kẻo có ngày nội tạng nát bấy: Loại số 2 là đặc sản nhiều người săn lùng ráo riết
- 09-01-2022Chảy máu cam không chỉ cảnh báo mũi tổn thương mà còn liên quan đến 3 bệnh nguy hiểm này: Nhớ sơ cứu đúng cách để tránh biến chứng, hóa ra trước giờ chúng ta vẫn làm sai
Chức năng phổi giúp cơ thể loại bỏ chất thải, trao đổi chất dư thừa và nạp khí oxy để duy trì các hoạt động sống bên trong. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan rất nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm.
Khi phổi có vấn đề, cổ họng là bộ phận đầu tiên báo ngay tín hiệu viêm phổi, viêm phế quản đến cơ thể để được điều trị kịp thời. Thông thường, khi phổi bị bệnh, cổ họng sẽ phát những dấu hiệu sau:
1. Ho kéo dài
Ho khan dai dẳng là đặc điểm chính của viêm phổi. Khi thời tiết thay đổi hay môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến cổ họng, khiến cơ thể bị kích thích dẫn đến hiện tượng ho và có đờm. Tùy theo thể trạng và hoạt động miễn dịch của cơ thể mà tình trạng này kéo dài hay không. Lúc này, chúng ta thường sẽ nghĩ đến bệnh cảm cúm và mua thuốc hoặc kẹo ngậm để đối phó trước mắt.
Tuy nhiên, nếu tiếp tục ho kéo dài kèm với các triệu chứng như sốt, tức ngực, đau ngực khi ho, khó thở, dùng thuốc cũng không thể cải thiện được tình trạng sức khỏe, có khả năng bạn đã bị viêm phổi. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ và người già.
2. Đau họng
Triệu chứng của viêm phế quản cũng tương tự như bị cảm lạnh hay viêm xoang. Khi cổ họng bị đau, ngứa, khô khốc và cảm giác như có dị vật trong họng mỗi khi nuốt xuống, có thể là phế quản và đường hô hấp đã bị viêm. Sự viêm nhiễm này dẫn đến các tổn thương ở họng, từ đó lan dần đến phổi, gây cản trở sự hoạt động bình thường của hệ hô hấp và máu.
Bị đau họng là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết căn bệnh này. Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản và các đường dẫn không khí tới phổi bị viêm nhiễm, dễ xảy ra nhất ở trẻ em.
Có 2 biểu hiện sau ở ngực thì cũng nên cảnh giác
1. Đau ngực
Ảnh: Internet
Quá trình chuyển hóa và vận chuyển chất độc trong gan diễn ra không bình thường dẫn đến những tổn thương trong cấu trúc của gan và phổi. Điều này khiến cho hoạt động hít vào và thở ra của cơ thể dần trở nên chậm chạp, các cơ quan trong cơ thể không thể nhận đủ hàm lượng oxy và máu.
Hoạt động bình thường của máu cũng sẽ bị cản trở bởi sự bất thường của gan. Nếu các cơ quan dinh dưỡng của cơ thể không thể tiếp cận hiệu quả được lượng oxy và độ ẩm trong máu trong thời gian dài, sẽ gây ra triệu chứng hồi hộp và tức ngực, chân tay sẽ đau nhức. Kết quả là, mức độ trao đổi chất bình thường không thể được duy trì.
2. Khó thở
Khó thở là một dấu hiệu thường gặp khi bệnh phổi xuất hiện. (Ảnh: Internet)
Khi bị viêm phổi, mức độ hoạt động bình thường và chức năng hít thở oxy bị cản trở dẫn đến tần số thở tăng dần, khó thở, huyết áp và nhịp tim cũng tăng theo. Nói cách khác, viêm phổi ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển bình thường của các cơ quan của cơ thể do chức năng phổi bị thu hẹp và suy yếu do sự cản trở của các dị vật.
Viêm phổi không chỉ khiến cho việc vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể diễn ra khó khăn mà còn để lại những mô sẹo gây biến chứng. Thậm chí, viêm phổi điều kiện cho nhiễm trùng huyết, có thể lây lan và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là tim.
3 việc giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về phổi mà ai cũng nên thực hiện
1. Bỏ thuốc càng sớm càng tốt
Điều tra và nghiên cứu cho thấy, các tổn thương lâm sàng ở phổi hoặc cảm giác cản trở ăn uống chủ yếu là do nicotin có trong thuốc lá. Hút thuốc lá lâu ngày dẫn đến tích tụ nhiều nicotin và cacbon monoxit trong phổi, trở thành “vật ngáng đường” cho hoạt động hô hấp bình thường của phổi.
2. Tránh xa ô nhiễm không khí
Các thành phố càng có chỉ số ô nhiễm không khí cao thì người dân ở đó càng có nguy cơ mắc bệnh về phổi, bệnh gan… Bụi không khí bẩn thường chứa nhiều vi khuẩn và virus, vì rất nhỏ nên càng dễ len lỏi vào cơ thể và khó bị diệt trừ, lâu dần ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của phổi. Việc hít thở các chất độc hại và thành phần khí cacbonic cũng sẽ làm cho càng nhiều bụi bám vào phổi, gây xơ phổi.
3. Uống đủ nước
Mỗi người cần nạp đủ lượng nước phù hợp với thể trạng cơ thể (thường là 2000ml) để giúp tăng cường chức năng phổi. (Ảnh: Internet)
Phổi vận chuyển oxy và máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày trong quá trình hoạt động dễ bị thiếu nước, không thể duy trì trạng thái hoạt động bình thường dẫn đến hen suyễn, ho, tức ngực, đau họng, và chân tay yếu đi.
Đừng đợi đến khi phổi phát đi tín hiệu thiếu nước cho cơ thể thì mới bắt đầu nghĩ đến việc bổ sung, vì thiếu nước sẽ khiến phổi không nhận được tín hiệu hiếu khí, từ đó sẽ gây ra những tổn thương bên trong.
Bệnh nhân mắc các bệnh về phổi cố gắng uống đủ nước từ 1800 đến 2500ml mỗi ngày để giúp phổi đào thải các chất chuyển hóa dư thừa và mô xơ ra ngoài, duy trì chức năng phổi bình thường. Người khỏe mạnh cũng cần nạp đủ lượng nước phù hợp với thể trạng cơ thể (thường là 2000ml) để giúp tăng cường chức năng phổi.
(Theo Toutiao)