MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết: Kinh nghiệm để thoát khỏi "nỗi ám ảnh" của toàn dân

15-08-2017 - 10:04 AM | Sống

Từ đầu năm tới nay, cả nước đã ghi nhận hơn 80.555 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 22 trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất huyết đang trở thành nỗi ám ảnh của cả nước.

Những kinh nghiệm phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết và cách xử lý khi mắc bệnh đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhận thức nhầm về bệnh dịch nguy hiểm này, dẫn đến những sai lầm khi người nhà hoặc bản thân mắc sốt xuất huyết. Dưới đây là những điều bạn nhất định phải biết để đối phó với bệnh dịch nguy hiểm đang hoành hành này:

Sai lầm nhiều người mắc khi bị sốt xuất huyết

- Tự ý dùng kháng sinh khi bị sốt xuất huyết: Nhiều người quan niệm cứ ốm, sốt là phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, sốt xuất huyết là một bệnh do virus. Các loại thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh như đau người, đau cơ, đau đầu, sốt... đã phần mọi người nhầm lẫn đó là các triệu chứng của cảm cúm, sốt virus và tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh thông thường như aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ khiến tình trạng xuất huyết ở người bệnh thêm trầm trọng, có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

- Tự ý truyền dịch: Rất nhiều người cho rằng, bệnh sốt xuất huyết cứ truyền dịch là khỏi và tự truyền dịch tại nhà mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Truyền dịch không đúng có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và đe dọa tính mạng... Các trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết, các bác sĩ khuyên nên uống dung dịch Oresol 2-3 lít mỗi ngày để bù chất điện giải. Lưu ý, phải pha đúng tỷ lệ và uống trong ngày. Bệnh nhân chỉ truyền dịch khi không thể ăn uống và có chỉ định của người có chuyên môn.

- Nhầm tưởng hạ sốt là khỏi bệnh: Theo quy luật, trong 3 ngày đầu tiên, người bị bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao, đau đầu, mỏi người, nhức mắt... Tuy nhiên từ ngày thứ tư trở đi, bệnh nhân hạ sốt dần. Nhưng đó mới là thời điểm nguy hiểm nhất bởi các biến chứng nặng như tình trạng tăng tính thấm thành mạch máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu... Bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để các bác sĩ cân nhắc phương án điều trị.

Phải làm gì khi bị sốt xuất huyết?


Ăn uống đầy đủ và bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng.

Ăn uống đầy đủ và bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng.

- Xét nghiệm máu để xác nhận chính xác tình trạng bệnh: Khi cơ thể có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Hiện nay, các dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà khá phổ biến, tiện lợi, bệnh nhân không phải đợi chờ nhiều. Thông thường, xét nghiệm sau 24 giờ kể từ khi bị sốt sẽ cho kết quả chính xác nhất.

- Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống: Thể trạng người bị bệnh sốt xuất huyết khá yếu, cần nghỉ ngơi và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên, bệnh nhân nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi... để bổ sung vitamin C, uống nhiều nước điện giải...

- Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân không nên tắm nước nóng hay xông hơi: Vì như vậy càng làm cho mạch bị dãn ra mạnh và xuất huyết nặng thêm. Bệnh nhân chỉ được lau người bằng nước ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm vì nước lạnh làm co mạch ngoài da nhưng lại làm dãn mạch trong nội tạng. Điều này là nguy cơ chính gây ra tử vong.

Phòng tránh sốt xuất huyết

Trước tình hình sốt xuất huyết Dengue đang bùng phát mạnh, áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn:

- Phun thuốc chống muỗi, kiến, gián.

- Dọn vệ sinh đặc biệt là các vũng nước có cơ hội cho muỗi sinh trưởng.

- Mắc màn khi ngủ.

- Sử dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt mọi lúc, nhất là ở nơi đông người để giảm nguy cơ nhiễm bệnh do muỗi đốt.

Thu Hoài

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên