Phóng to tranh cổ nghìn năm tuổi, cư dân mạng sững sờ: Phải chăng là túi Hermes đời đầu?
Trong hang động Ngàn Phật, hậu thế nhìn thấy vật giống như thời hiện đại.
- 24-04-2022Cách kỹ sư Google kiếm 6,2 tỷ đồng/năm, mua được nhà gần 15 tỷ năm 26 tuổi: Chỉ săn phiếu giảm giá, mỗi bữa ăn chỉ vỏn vẹn 100.000 đồng
- 24-04-2022Phượt thủ chuyên nghiệp chỉ ra 1 thói quen ai cũng mắc phải trước mỗi chuyến đi, bạn phải bỏ ngay kẻo nguy hiểm tính mạng!
- 24-04-2022Cô gái độc thân sở hữu căn hộ 42m² với 6 khu vực chức năng tiện dụng bất ngờ
Cận sự nữ đồ
Hang Mạc Cao ở phía đông nam trung tâm Đôn Hoàng là báu vật của nền văn minh Trung Quốc cổ đại và là đại diện tiêu biểu của văn hóa Trung Hoa. Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm, hiện nó đã hình thành nên một quần thể hang động Phật giáo với quy mô khổng lồ, trong đó có 735 hang động và 45.000 mét vuông tranh bích họa. Đây còn được coi là nơi nghệ thuật Phật giáo lớn nhất trên thế giới.
Một phần hang Mạc Cao. Hình ảnh: e-dunhoang.com
Từ thời cận đại, do sự suy tàn của nhà Thanh, đất nước bị tàn phá bởi các thế lực ngoại bang, và chính quyền nhà Thanh vốn yếu kém không còn đủ khả năng để bảo vệ các hang động ở Đôn Hoàng, vì thế mà di tích văn hóa này và những bức tranh trên tường không còn nguyên vẹn. Khi đó chỉ có một đạo sĩ họ Vương âm thầm bảo vệ và chăm sóc những hang động.
Trong hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy bóng dáng của nền văn minh Trung Hoa huy hoàng vào thời nhà Đường từ những dấu vết lốm đốm của các bức bích họa. Trong các bức bích họa nơi đây, chúng ta có thể thấy rất nhiều cảnh tượng thú vị về cuộc sống trong và ngoài cung cấm vào cuối thời nhà Đường mà bức "Cận sự nữ đồ" là bức tranh được mọi người biết đến nhiều nhất.
Bức "Cận sự nữ đồ". Hình ảnh: QQ
Bức tranh nằm ở phía bắc của hang động đầu tiên của hang Mạc Cao. Nội dung bức tranh rất đơn giản, vẽ hình ảnh một nữ hầu cận để tóc búi hai bên, mặc trang phục rất rộng với thắt lưng bằng vải mềm mại. Đây là kiểu "trang điểm" phổ biến nhất của nữ giới vào thời nhà Đường. Tay trái cầm khăn tay phải cầm gậy, người hầu nữ cung kính đứng dưới gốc cây bồ đề.
Thân cân toát lên vẻ già nua với dây leo quấn quanh cây. Bức bích họa vẫn duy trì hình dáng phong phú và đẹp đẽ thường thấy ở thời kỳ hoàng kim của nhà Đường. Đầu người phụ nữ hơi nghiêng về phía trước, đôi mắt nhìn thẳng, trầm tư nhưng vẫn phảng phất một chút nhí nhảnh trong phong thái trầm lặng. Chỉ với vài nét vẽ, hình ảnh một cô gái trang điểm nhẹ nhàng hiện lên trên mặt giấy, đây là tác phẩm tiêu biểu cho dòng tranh chân dung thời cuối nhà Đường. Toàn bộ bức tranh được phác thảo bằng nét mực không nhòe cùng đường nét súc tích tự do.
Chiếc túi treo trên thân cây. Hình ảnh: Baijiahao
Có lẽ mọi người sẽ chỉ thưởng thức bức bích họa này như một tác phẩm nghệ thuật giá trị thông thường nhưng khi phóng to bức tranh và nhìn rõ chi tiết chiếc túi đang treo trên cành cây thì hậu thế sẽ hiểu vì sao bức tranh được chú ý đến vậy.
Thời trang tuần hoàn
Trong bức bích họa này, có một cái túi treo trên cây, tất nhiên chủ nhân của nó là ai thì không ai biết. Bởi trông dáng vẻ của người hầu nữ có lẽ không phải chủ của chiếc túi. Nhiều cư dân mạng băn khoăn, đặt câu hỏi cho việc tại sao chiếc túi lại xuất hiện ở đây, vì trông nó không ăn nhập với bức tranh cho lắm.
Khi phóng to bức tranh 10 lần và nhìn kỹ từng chi tiết thì hậu thế không khỏi ngỡ ngàng trước kiểu dáng và hình thù của chiếc túi. Nếu đặt cạnh một chiếc túi xách ở thời đại thì chiếc túi từ hàng nghìn năm trước này trông chẳng khác là bao. Thậm chí có cư dân mạng giàu trí tưởng tượng còn bình luận rằng: "Phải chăng đây là túi Hermes đời đầu" hay "Trông còn giống túi hãng Coach hơn".
Chiếc túi treo trên cành cây có hình dáng khá giống túi hàng hiệu. Hình ảnh: Sohu
Dù là chiếc túi ở thời xa xưa cách đây rất lâu rồi nhưng nó vẫn mang theo 1 vẻ cổ điển, đơn giản và thanh lịch. Điều này khiến chúng ta tin rằng thời trang chính là một vòng tuần hoàn.
Những bức tượng gốm nhỏ khắc phụ nữ thời Đường. Hình ảnh: 163.com
Không chỉ có bức bích họa "Cận sự nữ đồ" trong hang Mạc Cao mà người ta còn tìm thấy những tượng nhỏ bằng gốm được lưu truyền từ thời nhà Đường. Phụ nữ thời ấy cũng thịnh hành mốt đeo những chiếc túi 1 bên vai có hình dáng khá giống với túi xách thời hiện đại của chúng ta ngày nay.
Pháp luật và Bạn đọc