Phỏng vấn 1.300 triệu phú suốt 30 năm qua, tôi chợt nhận ra họ khác người nghèo ở điểm mấu chốt này!
Steve Siebold không chỉ nghiên cứu về những người giàu có và cho ra đời cuốn sách "Người giàu suy nghĩ như thế nào" mà bản thân ông cũng là triệu phú tự thân sở hữu khối tài sản khổng lồ.
- 06-06-2018Người thành công không có 3 nỗi sợ này nhưng phần lớn chúng ta ai cũng có, nhất là điều đầu tiên mà không hề nhận ra
- 03-06-2018Không cần lao tâm khổ tứ quá nhiều, chỉ cần thực hiện được 3 điều người thành công vẫn làm mỗi ngày, bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu
- 20-05-2018Nếu có những đặc điểm này, bạn chắc chắn là một người thành công vượt trội trong cuộc sống
Siebold từng là một tay vợt chuyên nghiệp, huấn luyện viên quốc gia, ông bắt đầu làm việc với đội ngũ bán hàng của Fortune 500 vào năm 1997 và giúp những tập đoàn khồng lồ như Johnson & Johnson, TransAmerica tăng doanh thu. Siebold được xếp hạng trong 1% những người có thu nhập hàng đầu trên toàn thế giới.
Siebold cho biết sự khác biệt trong tư duy là mấu chốt quan trọng tạo nên sự thành công cho mỗi người. "Phép lạ" sẽ xuất hiện ngay trong tư duy của bạn.
Ông giải thích, mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một trong hai tư duy sau: scarcity thinking (tạm dịch: tư duy khan hiếm) và world-class thinking (tạm dịch: tư duy tầm cỡ thế giới).
Siebold cho biết quá nhiều người hiện nay thường tư duy "bằng nỗi sợ hãi và sự khan hiếm".
Tuy nhiên, người thành công không tư duy theo cách đó.
Ông giải thích trên CNBC: "Những người mang tư duy ‘world-class’ thường tư duy nhiều hơn bằng đam mê và một tâm hồn phong phú, vì vậy, họ nhìn thấy nhiều cơ hội hơn".
"Họ đang tìm kiếm cơ hội, họ tin rằng mình có thể thành công trong các cơ hội đó, trong khi chúng ta lựa chọn sống trong tư duy sợ hãi và khan hiếm, và chúng ta chỉ đang cố gắng để tồn tại".
Nhà sáng lập tập đoàn Virgin Group Richard Branson là một ví dụ điển hình cho tư duy world-class. Ông sẵn sàng thử những điều mới, tỷ phú trước đó cũng từng tiết lộ rằng ông là người đề xuất ra ý tưởng - luôn nói "Được". Cho dù có lúc ông phải thừa nhận ông đã nói "Được" quá nhiều lần trong đời, song Branson cho biết ông không hề hối tiếc vì điều này.
Tỷ phú viết trên Blog của ông: "Ngay cả khi tôi không biết sẽ đi đâu hay làm gì để thực hiện được điều đó, tôi vẫn thích nói ‘Được’ hơn là nói ‘Không được’. Cơ hội sẽ đến nhiều hơn với những người dũng cảm".
Thực tế, giới trung lưu thường đặt các mục tiêu an toàn và dễ dàng đạt được, trong khi đó, mục tiêu của giới thượng lưu nhiều khi là không tưởng hoặc điên rồ. Tuy nhiên, những người giàu có này lại luôn biết, họ có thể đạt được.
Khi bạn đặt mục tiêu cá nhân, hãy xem bạn có thể làm được hơn thế không. Đừng giới hạn khả năng bản thân trong suy nghĩ "an toàn".
"Nếu ai đó tạo cho bạn một cơ hội bất ngờ nhưng bạn không chắc chắn bạn có thể thực hiện nó, hãy nói "Được" – sau đó học cách thực hiện điều đó sau".
Suy nghĩ "Tôi có thể" này cũng được Steve Jobs đề xuất khi tung ra Iphone.
Chỉ vài tháng trước khi Apple tung ra thế hệ điện thoại thông minh đầu tiên vào năm 2007, nhà đồng sáng lập Steve Jobs luôn băn khoăn, cuối cùng, ông đưa ra quyết định rằng ông muốn điện thoại của mình có màn hình bằng kính hơn là màn hình nhựa dễ bị trầy xước. Jobs đặt ra cho nhà sản xuất một thời hạn nghiêm ngặt và khi nhà sản xuất cho biết họ không thể sản xuất hàng loạt mặt kính cho điện thoại, Jobs đã đề nghị họ hãy suy nghĩ khác đi.
"Đừng lo lắng. Anh có thể làm được. Hãy suy nghĩ về điều đó. Anh có thể thực hiện được nó".
Nhà sản xuất đã hoàn thành và đáp ứng được thời hạn mà Jobs đã đặt ra.
Siebold đã so sánh sự khác biệt trong tư duy "giống như câu chuyện của hai thành phố hay hai thế giới khác nhau. Những người sống ngay bên cạnh nhau, tuy nhiên, họ lại sống trong một thế giới tâm lý hoàn toàn khác nhau".
Thật may mắn là bạn có thể tự mình phát triển tư duy ‘world-class’.
Đầu tiên, Siebold cho biết, người hợp tác với bạn có thể đóng vai trò to lớn trong việc cải thiện và nâng cao tư duy của bạn. Ông giải thích rằng những người siêu thành công thường tụ họp lại với nhau và có xu hướng sống chung một ‘thế giới’, có chung ý tưởng và cùng hướng đến một mục tiêu.
"Do có sự liên kết đó, họ tiếp tục nâng cao tư duy của nhau, tiếp tục cải thiện khả năng tư duy, trong khi những người bình thường chỉ hợp tác với những người có tư duy giống họ và tiếp tục tư duy ở mức độ thấp đó".
"Hãy hạn chế hợp tác với những người không thành công".
Thu nhập của bạn thường là trung bình thu nhập của ba người bạn thân nhất. Vì thế, nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, hãy tự "nhốt" mình trong vòng vây của những người kiếm nhiều tiền hơn.
Khi bạn bao quanh mình bởi những người thành công, thành công của bạn sẽ đến theo sau họ. Tương tự, sống xung quanh những người không thành công có thể khiến bạn luôn thất bại.
Siebold cho rằng bạn nên tiếp xúc với những kiểu tư duy mang lại thành công bằng cách tìm hiểu về "các nhà tư tưởng lớn" như Branson và Jobs, hay Warren Buffett và Bill Gates thông qua việc đọc sách.
Siebold cho biết thêm: "Bạn có thể tiếp xúc với những người rất thành công chỉ bằng việc xem video của họ trên YouTube".
"Khi bạn tiếp xúc với cách họ suy nghĩ, bạn sẽ nhận thấy rằng họ đang sống trong một thế giới khác".
Thành công "bắt đầu từ tư duy và cách bạn suy nghĩ. Đó là gốc rễ của mọi thành công, từ kinh nghiệm của tôi" – Siebold nhấn mạnh.
CNBC