PHS: Miếng bánh chung ngành VLXD sẽ lớn hơn trong năm 2021 và tất cả đều có phần
Theo PHS, ngành VLXD có phát triển tương đối đồng bộ với ngành bất động sản (BĐS) và xây dựng hạ tầng, và PHS tin rằng ngành BĐS sẽ hồi phục trong năm 2021. Đồng thời, đầu tư công sẽ duy trì ở mức cao như năm 2020.
Là một ngành có tính chu kỳ, vật liệu xây dựng (VLXD) những ngày gần đây đang trở về giai đoạn tăng nóng, tương tự các năm 2016 – 2018. Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định VLXD sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành.
Theo PHS, ngành VLXD có phát triển tương đối đồng bộ với ngành bất động sản (BĐS) và xây dựng hạ tầng, và PHS tin rằng ngành BĐS sẽ hồi phục trong năm 2021. Đồng thời, đầu tư công sẽ duy trì ở mức cao như năm 2020.
Trong đó, nguồn cung căn hộ trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ phát triển ở mức 31%, trong khi đầu tư công sẽ khoảng 460.000 tỷ đồng, tương đương với năm ngoái. Do đó, PHS nhận định ngành VLXD trong năm 2021 sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành BĐS cũng như phát triển mạnh của xây dựng hạ tầng; tương tự sự giống nhau về tăng trưởng và sụt giảm giống ngành VLXD như trong quá khứ.
Theo đó, "miếng bánh chung sẽ lớn hơn trong năm 2021 và tất cả đều sẽ có phần". Các công ty đầu ngành sẽ tăng trưởng vượt bậc và nhóm còn lại sẽ tăng. Bởi, nhu cầu từ bất động sản sẽ hỗ trợ kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành.
Chưa kể, hạ tầng khu vực phía Nam cũng được tập trung phát triển trong nhiều năm tới. Trong đó, dự án tiêu biểu là sân bay Long Thành tại tỉnh Đồng Nai. Khi sân bay được hoàn thành, hạ tầng của khu vực xung quanh cũng sẽ phát triển.
Riêng ngành thép, điểm qua về một số công ty đầu ngành, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) được đánh giá cao khi có báo cáo tài chính lành mạnh và hiệu quả hoạt động cao; chưa kể HPG còn có vị thế vững chắc là đầu ngành trong thị trường. Nhờ vào sức khỏe tài chính và thị phần lớn, dù cho thị trường chung có gặp khó khăn bởi dịch bệnh, HPG vẫn tăng trưởng.
Năm 2020, doanh thu thuần của HPG tăng 42% và LNST tăng 78%. Còn doanh thu của BMP cũng tăng trưởng 8% và LNST tăng 24%. Nguyên vật liệu (NVL) đầu vào trong năm 2020 đã hỗ trợ cho lợi nhuận, giúp cho tăng trưởng lợi nhuận cao hơn doanh thu. Trong năm 2021, sản phẩm của BMP còn là nhà cung cấp chính cho dự án sân bay Long Thành.
Dù vậy, giá NVL giúp cho công ty có mức tăng trưởng lớn trong năm 2020, có thể trở thành trở ngại cho lợi nhuận trong năm 2021. Mức tăng mạnh của giá quặng trong quý 4/2020 và quý 1/2021 đã giúp cho các công ty thép tăng giá bán. Trong khi giá tồn kho đang ghi nhận bằng phương pháp bình quân gia quyền, điều này giúp cho các công ty có được biên lợi nhuận tốt.
Đơn cử, HPG có biên lợi nhuận cực kỳ ấn tượng ở quý 4/2020 với mức 24% tăng 3 điểm so với quý trước và 8 điểm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, PHS kỳ vọng rằng biên lợi nhuận tại 2Q21 sẽ bị điều chỉnh từ số liệu cao khi mà giá quặng trở nên ổn định hơn.
Một đơn vị cũng được quan tâm nhiều hiện nay là Tập đoàn Hoa Sen (HSG). Dù là đơn vị đầu ngành, biên lợi nhuận biến động mạnh qua các năm, PHS nhấn mạnh. Được biết, HSG dùng thép cuộn cán nóng để làm nguyên vật liệu (NVL) đầu vào sản xuất tôn. Giá NVL biến động mạnh nhưng các nhà sản xuất tôn lại không có khả năng thay đổi giá bán ngay lập tức. Chính vì vậy mà bất cứ sự thay đổi lớn nào ở NVL đầu vào đều ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cuối cùng.
Trong năm 2020, HSG đạt được 30.000 tỷ doanh thu (tăng 11%) và 1.500 tỷ LNST (tăng đến 215%). Mức tăng trưởng ấn tượng của LNST là nhờ giá NVL và giảm nợ vay (từ 9.300 tỷ năm 2019 xuống còn 7.400 tỷ năm 2020). Tuy nhiên, việc giá HRC tăng mạnh sẽ khiến biên lợi nhuận của công ty trong năm 2021 bị co hẹp.
Là công ty phân phối thép hàng đầu tại Việt Nam, SMC cũng có những bước tăng trưởng đáng kể thời gian qua. Được biết, SMC phân phối tất cả các loại thép thành phẩm – thép xây dựng và thép cuộn. Những sản phẩm chính công ty phân phối có thể kể tên là Pomina, Vina Kyoei, Nam Kim, Hòa Phát...
Công ty cũng có những nhà máy để xử lý và gia công thép thành phẩm để đáp ứng như cầu đặc biệt từ phía khách hàng. Những khách hàng trong ngành ô tô và chế tạo điện tử có nhu cầu lớn từ những sản phẩm thép gia công này. Hiện tại, công ty có những nhà máy thép trải dài từ Bắc vào Nam với công suất 880.000 tấn.
Trong năm 2020, doanh thu SMC đạt 15,744 tỷ (giảm 7%) nhưng LNST đạt 316 tỷ (tăng mạnh 217%). Việc tăng trưởng mạnh ở lợi nhuận cuối cùng nhờ vào việc tăng trưởng biên lợi nhuận gộp trong năm 2020. Công ty cũng bắt đầu cải thiện quản lý hàng tồn kho trong năm 2020 và đã mang lại những kết quả nhất định.
Ngoài ra, trong năm 2020, Samsung Việt Nam đã chọn SMC là nhà cung cấp cho chuỗi cung ứng của mình tại Việt Nam. SMC cũng đã trở thành cổ đông lớn của Thép Nam Kim (NKG) để duy trì mối quan hệ chiến lược. Hiện tại, SMC đang sở hữu 5% NKG.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị