MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phụ huynh tố cô giáo tát bé 21 tháng thâm tím mặt, in dấu tay lên má: Con hoảng loạn sợ hãi, về bám chặt người nhà, thấy cô giáo là khóc thét

12-11-2020 - 14:59 PM | Sống

Ban đầu chị D. nghĩ con bị bạn cấu như cô giáo giải thích trước đó, nhưng khi đến đón con về, chị hốt hoảng thấy một bên má con bầm tím, còn hằn nguyên dấu lằn các ngón tay.

Được biết, sự việc trên xảy ra ở một trường mầm non công lập thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Theo chị D., chiều 10/11, chị nhận được điện thoại của cô giáo đứng lớp thông báo việc con chị là bé Đ. bị bạn cùng lớp cào thâm hết mặt, cô có chườm đá cho con nhưng không đỡ. Cô cũng nói thêm là mong gia đình thông cảm vì không ngăn cản kịp, sợ bố mẹ hiểu lầm con bị đánh. "Vốn dĩ mình nghĩ chuyện con đi lớp có đụng qua lại với bạn học là bình thường nên lúc đó còn bảo không sao và nhờ cô để ý con giúp, nhưng khi thấy con thì thực sự không bình tĩnh nổi", chị D. nói.

Phụ huynh tố cô giáo tát bé 21 tháng thâm tím mặt, in dấu tay lên má: Con hoảng loạn sợ hãi, về bám chặt người nhà, thấy cô giáo là khóc thét - Ảnh 1.

Tin nhắn cô giáo cho rằng con bị bạn cấu, sợ gia đình hiểu sai do cô đánh.

Nhìn vết lằn ngón tay người lớn in rất rõ, trên mặt con lại không có vết xước da hay chảy máu gì, chị D. khẳng định chắc chắn con bị tát. Để khỏi nghi oan cho nhà trường, chị nhắn tin cho một người quen cũng là cô giáo dạy lớp con, người này lúc đầu khẳng định là con bị bạn khác cấu. Nhưng sau một hồi nói chuyện, trước lập luận của chị D., người này cuối cùng thừa nhận con bị một cô giáo tên H. "đánh lỡ tay".

Phụ huynh tố cô giáo tát bé 21 tháng thâm tím mặt, in dấu tay lên má: Con hoảng loạn sợ hãi, về bám chặt người nhà, thấy cô giáo là khóc thét - Ảnh 2.
Phụ huynh tố cô giáo tát bé 21 tháng thâm tím mặt, in dấu tay lên má: Con hoảng loạn sợ hãi, về bám chặt người nhà, thấy cô giáo là khóc thét - Ảnh 3.

Chị D. chia sẻ, con chị mới 21 tháng chưa biết nói nhưng ai cũng khen ngoan, không quấy phá, ai bế cũng theo, nhiều khi cáu con không dám đánh cái nào vậy mà cô nỡ tát cháu ra nông nỗi này. Bức xúc hơn nữa là lúc bà bé Đ. tới đón, cô giáo còn đổ lỗi cho một bé ở trong lớp. Sự việc xảy ra khiến chị vô cùng phẫn nộ và quyết định làm cho ra lẽ.

Đánh con vì lo con không ăn sẽ bị đói?

Theo chị D., vào hơn 23h khuya 10/11, cô giáo có nhắn tin xin lỗi, nhận sai và xin phép được đến nhà nói chuyện nhưng chị không trả lời. Cô giáo cho rằng thường ngày cô rất thương cháu, chăm sóc cháu chu đáo, cháu ngủ cũng phải gối tay cô nằm mới ngủ được. Lý do cô giáo đưa ra là đánh vì cháu không chịu ăn, "muốn cháu no và ngoan". "Trăm ngàn cái sai cũng tại chị không đúng. Chị xin em và gia đình", cô giáo nói.

Phụ huynh tố cô giáo tát bé 21 tháng thâm tím mặt, in dấu tay lên má: Con hoảng loạn sợ hãi, về bám chặt người nhà, thấy cô giáo là khóc thét - Ảnh 4.

Cô giáo nhắn tin xin lỗi, nhận sai và xin phép được đến nhà nói chuyện.

Ngay trong sáng sớm ngày 11/11, cô giáo đã đến xin lỗi gia đình. Đại diện trường cũng đã đến làm việc và nhận lỗi với phụ huynh vì hành vi của cô giáo. Phía nhà trường cũng mong chị D. thông cảm vì hoàn cảnh cô H. có nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực, đồng thời xin chị D. gỡ bài viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chị không chấp nhận và yêu cầu về trường giải quyết vì không thể cứ bạo lực với trẻ rồi xin lỗi.

Chị cho rằng, áp lực trong cuộc sống thì ai cũng có, không thể đem hoàn cảnh ra để bao che cho hành động bạo hành trẻ. "Trường không có camera, làm sao mình biết được con mình hay các bé khác có bị đánh những lần khác nữa mà bố mẹ không biết hay không? Bé không chỉ đau về thể xác mà còn bị ảnh hưởng tâm lý, thấy cô giáo tới nhà thì khóc thét, chắc chắn con sẽ ám ảnh lâu dài vì điều này", chị D. nói.

Được biết, theo kết quả giám định chiều nay 11/11, bé Đ. bị chấn thương phần mềm, ngày mai 12/11 cháu sẽ gây mê để kiểm tra tổn thương màng nhĩ. Theo chị D., từ hôm bị đánh đến nay con bị sốt và có biểu hiện sợ hãi người lạ, cứ bám chặt bố mẹ với bà nội, cả đêm khóc rên liên tục.

Hiện chị vẫn đang chờ nhà trường đưa ra phương án giải quyết hợp lý.

Theo Khải Phong

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên