MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phục hồi kinh tế sau đại dịch: Lò xo bị nén sẽ bật lên mạnh mẽ?

19 khiến các nền kinh tế hàng đầu thế giới điêu đứng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, do đó, cần dự kiến sớm giải pháp để phục hồi sau đại dịch.

Các nền kinh tế số 1 và số 2 đều gặp khó

Tờ The Financial Times cho rằng nền kinh tế số 1 thế giới - Mỹ sẽ mất hàng năm trời để phục hồi sau đại dịch Covid-19. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York, ông John Williams dự đoán nền kinh tế nước này cần 1 đến 2 năm để phục hồi sau các tác động của đại dịch, thậm chí là lâu hơn nữa.

Phục hồi kinh tế sau đại dịch: Lò xo bị nén sẽ bật lên mạnh mẽ? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp lo "khát" vốn và "đói" khách hàng khi quay trở lại hoạt động sau đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: AP)


Ông Kashkari nêu rõ: Dù ngày nay các ngân hàng của Mỹ đã có tỷ lệ vốn hóa cao hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhưng nếu đại dịch kéo dài có thể khiến họ tiếp tục đối mặt với rủi ro.Chủ tịch FED chi nhánh Minneapolis, ông Neel Kashkari kêu gọi các ngân hàng lớn tăng vốn để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ nhằm tiếp sức cho nền kinh tế ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Theo ông Kashkari, trong kịch bản dịch nghiêm trọng, các ngân hàng lớn có thể mất hàng trăm tỷ USD vốn sở hữu. Ông cũng cho rằng nếu cuộc khủng hoảng không nghiêm trọng như dự báo, các ngân hàng có thể giải ngân vốn thông qua những hình thức mua lại và trả cổ tức.

Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta, ông Raphael Bostic nhận định các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ có thể cần tới 500 tỷ USD/tháng để đảm bảo "sống sót" qua dịch bệnh.

Hiện gói hỗ trợ tài chính mang tên "Chương trình đảm bảo chi trả" trị giá 350 tỷ USD dưới hình thức cho các doanh nghiệp nhỏ vay đã cạn tiền, trong khi cuộc thảo luận về việc mở rộng chương trình này đang gặp bế tắc tại Quốc hội Mỹ.

Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ (SBA) thông báo đã cạn nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ rất lớn đến từ các doanh nghiệp chịu tác động do dịch Covid-19.

Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính luật ứng phó với Covid-19 mà Quốc hội thông qua hồi tháng trước sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang khoảng 1.800 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Còn đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tiến trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19 được dự đoán là sẽ chậm hơn thời dịch SARS cách đây gần 2 thập kỷ.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Yuwa Hedrick-Wong trên Forbes, sự trở lại của kinh tế Trung Quốc sẽ khó có hình chữ V như đợt dịch SARS 2003, khi cấu trúc nền kinh tế đã thay đổi và quốc gia tỉ dân đang đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu khi các nền kinh tế Bắc Mỹ và châu Âu suy giảm.

Kể từ khi dịch SARS bùng nổ vào 17 năm trước, cấu trúc kinh tế Trung Quốc đã chuyển dịch sang hướng phục vụ tiêu dùng nội địa, nhấn mạnh phát triển dịch vụ, bớt phụ thuộc vào sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng. Mỉa mai thay, thay đổi này lại là nguyên nhân chính khiến kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề hơn trong đợt đại dịch Covid-19, ông Yuwa Hedrick-Wong cho hay.

Tác động kinh tế của dịch bệnh lần này xuất phát từ nhu cầu phải cách ly công dân, đồng nghĩa dập tắt khả năng và mong muốn giải trí, mua sắm, du lịch, giao thiệp... của người tiêu dùng. Trong quá trình hồi phục hậu Covid-19, tái khởi động các hoạt động tiêu dùng sẽ tốn nhiều thời gian hơn là thúc đẩy sản xuất và đầu tư. Điều này đồng nghĩa biểu đồ phục hồi kinh tế sau đợt đại dịch này sẽ không có hình chữ V, tức không thể bật tăng mạnh mẽ trở lại sau giai đoạn đi xuống như năm 2003.

Cho dù nền kinh tế Trung Quốc có trở lại bình thường, các doanh nghiệp nước này vẫn phải chuẩn bị cho "làn sóng đứt gãy thứ hai" của chuỗi cung khi các nhà máy nước ngoài đóng cửa và hoạt động vận tải toàn cầu bị đứt gãy, chuyên gia Yuwa Hedrick-Wong chỉ rõ.

Chiếc lò xo bị nén lại để bung ra

Tại Việt Nam, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đang khẩn trương triển khai các giải pháp toàn diện để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các cơ hội sau dịch bệnh, như "chiếc lò xo bị nén lại để bung ra".

Phục hồi kinh tế sau đại dịch: Lò xo bị nén sẽ bật lên mạnh mẽ? - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực biến "nguy" thành "cơ" để ứng phó với đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)


Nhấn mạnh tinh thần "dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba", Thủ tướng cho biết sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện, giảm chi phí cho doanh nghiệp, kể cả miễn, giảm thuế, phí, lãi suất vay, giãn hoãn nợ, cho chậm nộp, kể cả thuế, phí bảo hiểm, đặc biệt là những lĩnh vực ngành nghề chịu tác động nặng nề do dịch bệnh Covid-19.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch kết thúc là cần thiết. Bộ trưởng Dũng chỉ ra một số việc cần triển khai ngay trong thời gian tới, trong đó chú trọng giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là vốn đầu tư công.

Về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Tiếp tục giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung giảm các loại phí, giá dịch vụ; mở rộng đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất... Đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thương mại trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu các kịch bản đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, trong đó chú trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tác động của dịch sẽ gia tăng khả năng "bình phục" nhanh và "bứt phá" cho nền kinh tế sau khi dịch qua đi. Đồng thời, gia tăng mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như là một điểm đến đầu tư, kinh doanh an toàn, bền vững./.

Phục hồi kinh tế sau đại dịch: Lò xo bị nén sẽ bật lên mạnh mẽ? - Ảnh 3.

Theo Trần Ngọc

VOV

Trở lên trên