MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phương Tây tái phong tỏa cản trở thị trường dầu thế giới phục hồi

11-11-2020 - 12:20 PM | Thị trường

Châu Âu và Mỹ tái phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 khiến cho tốc độ hồi phục nhu cầu nhiên liệu ở khu vực này chậm lại đáng kể, làm giảm tác động tích cực từ xu hướng hồi phục nhu cầu ở Châu Á.

Làn sóng Covid-19 thứ 2 đang ‘tấn công’ nhiều nước phương Tây, buộc các Chính phải áp dụng trở lại biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa các nhà hàng, quán bar và cấm tụ tập đông người. Mặc dù vậy, việc phong tỏa này không nghiêm ngặt như đợt bùng phát dịch lần đầu tiên.

Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan là những nước áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất ở Châu Âu, theo phương pháp tính toán của Oxford dựa trên tình hình đóng cửa các trường học, nơi làm việc và cấm giao thông đi lại. Do đó, giao thông ở London, Paris và Madrid đã giảm mạnh trong tháng 11/2020.

Phương Tây tái phong tỏa cản trở thị trường dầu thế giới phục hồi - Ảnh 1.

Chuyên gia phụ trách mảng dầu mỏ của Rystad Energy dự báo: "Nhu cầu dầu mỏ của Châu Âu sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2020 so với tháng liền trước, trong đó 80% mức giảm là do tác động của việc phong tỏa, còn lại là do yếu tố mùa vụ" (nhu cầu dầu trong tháng 11 hàng năm thường thấp hơn so với tháng 10).

Giám đốc phụ trách về anh ninh và năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Keisuke Sadamori, cho biết, đợt phong tỏa lần này của Châu Âu có thể sẽ khiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm xuống, mức dù mức độ giảm không mạnh như hồi phong tỏa lần 1 (tháng 4/2020).

Các n hà phân tích cho rằng, thông tin tích cực về vắc-xin chống Covid-19 của Pfizer – đã khiến giá dầu tăng 10% trong phiên 9/11 – sẽ không có khả năng tác động tích cực tới nhu cầu tiêu thụ dầu của Châu Âu cho đến cuối năm nay, mặc dù có thể điều đó sẽ khiến cho Mỹ hoãn việc áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.

Trên thực tế, việc nhiều nước Châu Âu tái phong tỏa khiến các nhà kinh doanh dầu ở Mỹ lo lắng, bởi cho rằng ngày càng nhiều nước Châu Âu đóng cửa sẽ là ‘điềm báo’ cho điều tương tự sắp xảy ra ở Mỹ. Có vẻ tâm lý lạc quan hồi cuối tháng 8 ở thị trường nhiên liệu Mỹ đã không còn nữa.

Nhu cầu ở Châu Á hồi phục

Trái ngược với phương Tây, tình hình giao thông ở Bắc Kinh đã hồi phục đáng kể so với hồi tháng 2, và hiện đã gần trở lại như năm 2019.

Nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới – đã trở lại mức như trước khi xảy ra Covid-19, và dự kiến sẽ tăng trong năm nay, khi nền kinh tế này tiếp tục phục hồi.

Phương Tây tái phong tỏa cản trở thị trường dầu thế giới phục hồi - Ảnh 2.

Tại Moscow và Tokyo, giao thông đường bộ cũng đã đông đúc trở lại, gần bằng mức trước khi xảy ra đại dịch.

Ngay cả ở Ấn Độ - nước đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng bởi Covid-19, các chỉ số giao thông cũng duy trì ổn định. Giao thông ở New Delhi tiếp tục tăng lên, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với tháng 7-8 vừa qua. Doanh số bán xăng dầu tại Ấn Độ tháng 10/2020 đã đạt bằng mức trước khi xảy ra đại dịch, và lãnh đạo ngành năng lượng nước này dự báo nhu cầu năng lượng của quốc gia này sẽ tiếp tục hồi phục trong những tháng tới.

Tồn trữ dầu thế giới tháng 11 sẽ tăng

Do các chính sách chống làn sóng Covid-19 mới của một số thị trường tiêu thụ dầu lớn, Giám đốc điều hành của Mercuria Energy Trading, ông Marco Dunand, dự báo, tồn trữ dầu thô toàn cầu tháng 11/2020 sẽ tăng nhẹ. Tuy nhiên, ông cho rằng đến quý II/2021 thìu tồn trữ sẽ trở về bằng mức trước khi xảy ra Covid-19.

Tại Hội nghị Thương mại hàng hóa do Reuters tổ chức, ông Dunand cho biết, theo quan điểm của ông thì dưới thời Joe Biden làm Tổng thống Mỹ cũng sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào lớn về các quy tắc của ngành dầu mỏ, mặc dù việc đầu tư vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong thời gian tới có khả năng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tham khảo: Reuters

Vân Chi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên