PMI toàn châu Á sụt giảm, Việt Nam "bơi" ngược dòng
Ngay cả khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận "ngừng bắn" về thương mại khác, áp lực đối với các lĩnh vực sản xuất của châu Á dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao, hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và làm gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác của châu Á.
- 01-07-2019Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam
- 01-07-2019'Bài toán khó' công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
- 01-07-2019WTO đã "lỗi thời" còn Hiệp định EVFTA sẽ là gợi ý cho một hướng đi mới?
Chỉ số PMI trên toàn khu vực châu Á hầu như đều cho thấy sự ảm đạm trong tháng 6, báo hiệu sự xấu đi trong triển vọng tăng trưởng của khu vực này khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục sôi sục.
Nhu cầu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử - lĩnh vực quan trọng đối với phần lớn các quốc gia châu Á, tiếp tục gây mối lo ngại về các chỉ số quản lý mua hàng. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang làm gia tăng sự bất ổn mặc dù cả hai nước gần đây đã đồng ý nối lại đàm phán.
PMI tháng 6 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan đã giảm xuống dưới 50, báo hiệu sự suy giảm sâu hơn trong sản lượng. Chỉ số của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng là 47,5, trong khi chỉ số này của Đài Loan là 45,5 - yếu nhất kể từ tháng 11 năm 2011, theo dữ liệu của IHS Markit. Cả kết quả PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc và kết quả theo báo cáo Caixin đều cho thấy sản lượng giảm trong tháng 6.
Gần đây, mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ, với cam kết của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 trong việc trì hoãn các mức thuế. Nhưng điều đó không đủ để thuyết phục các nhà kinh tế rằng dữ liệu sẽ có sự cải thiện trong năm nay.
Ông Raymond Raymond Yeung - nhà kinh tế trưởng của Australia & New Zealand Bank Group Ltd. tại Trung Quốc cho biết: "Hoa Kỳ đã một lần nữa giữ nguyên mức thuế mới để đổi lấy việc mua sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ cũng không dám chắc liệu rằng họ có thực sự được lợi với các biện pháp thương mại của mình".
Các nhà kinh tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của họ trong năm nay trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu sụt giảm. World Bank tháng trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,6% so với dự báo hồi tháng 1 là 2,9%, các giao dịch kinh tế chậm lại đến mức thấp nhất kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính và đầu tư suy yếu nổ ra.
Chang Shu, nhà kinh tế trưởng của Bloomberg ở khu vực châu Á đánh giá: những áp lực đối với các lĩnh vực sản xuất của châu Á dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao. Ngay cả khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận "ngừng bắn" về thương mại khác, mức thuế 25% vẫn sẽ áp dụng cho một nửa danh mục hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ - hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và làm gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác của châu Á.
Việt Nam và Philippines là hai nước hiếm hoi của khu vực châu Á có PMI trong tháng 6 nhờ sự chuyển hướng của các chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á. Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng hiếm có trong xuất khẩu, với các lô hàng tăng 7,3% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018, số liệu gần đây cho thấy.
"Hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á còn lại đã chứng kiến xuất khẩu sụt giảm. Lĩnh vực sản xuất nói chung sẽ vẫn rất yếu trong năm nay và là lực cản đối với hầu hết các nền kinh tế.", Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu châu Á tại Oxford Economy, cho biết trên truyền hình Bloomberg.