Tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên định hướng lên TP trực thuộc Trung ương đón dòng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng
Tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên được định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương, dự báo sẽ trở thành vùng đất thu hút đầu tư trong tương lai.
- 10-05-2024Lạng Sơn thành lập Tổ công tác kiểm tra dự án nâng cấp quốc lộ 4B
- 10-05-2024TP HCM xúc tiến xuất khẩu xanh cho hàng Việt
- 10-05-2024Bức tranh nhập khẩu cho tín hiệu tích cực
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phát đi thông cáo báo chí về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lâm Đồng vào thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh năm 2024.
Theo đó, tại hội nghị này, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ trình bày báo cáo quá trình xây dựng quy hoạch và những nội dung cốt lõi của quá trình xây dựng quy hoạch và những nội dung cốt lõi của quy hoạch tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp đối với 7 dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 17.231 tỷ đồng.
Các dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh gồm 227 dự án gồm: 26 dự án giao thông vận tải, 11 dự án công nghiệp, 34 dự án văn hóa - thể thao - du lịch, 36 dự án y tế, 6 dự án giáo dục đào tạo, 20 dự án thương mại dịch vụ, 62 dự án khu dân cư - khu đô thị, 12 dự án phát triển nông nghiệp.
Trước đó, theo quyết định số 1727/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trở thành tỉnh duy nhất của Tây Nguyên được quy hoạch sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo quy hoạch được duyệt, đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước; xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, là trung tâm giáo dục, đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.
Lâm Đồng cũng đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng; hình thành các vùng kinh tế động lực; nâng cao vai trò văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân tộc; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội.