Profile "nét căng" của chủ nhân đồ án tốt nghiệp đang gây bão MXH: Á khoa đầu vào, thủ khoa đầu ra, từng học trường cấp 3 hàng đầu cả nước
Tìm đâu xa nữa, đây chính là "con nhà người ta" trong truyền thuyết!
- 24-02-2023Profile cực "đỉnh" của nữ Giám đốc quốc gia Miss Universe Vietnam 2023: Tốt nghiệp trường top, IELTS 7.5, sở hữu loạt danh hiệu về nhan sắc siêu "khủng"
- 18-02-2023Nhìn lại bộ ảnh siêu hot của Top 10 Đại sứ Ams 2022, profile thành tích đính kèm mới thực sự gây bão: Đã xinh còn giỏi, ai chơi lại?
- 17-02-2023Profile ‘cực chất’ của tân Miss Charm 2023: Từng tốt nghiệp khóa đào tạo phi công ở Mỹ, thông thạo nhiều ngôn ngữ và sở hữu body siêu nóng bỏng
- 14-02-2023Yêu kiểu tỷ phú tự thân 35 tuổi: Chi 11.000 tỷ đồng xây viện nghiên cứu cho người yêu chuyên tâm làm việc, profile cô gái mới là điều bất ngờ nhất
- 07-02-2023Profile 'thở cũng ra tiền' của mỹ nhân châu Á trong show thực tế về giới siêu giàu: Yêu Gucci từ thời trung học, sở hữu khối tài sản triệu đô, từng hợp tác với các nhà mốt hàng đầu thế giới
Hai ngày gần đây, chiếm trọn spotlight của cõi mạng là đồ án tốt nghiệp của một nam sinh đến từ trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Ngay khi vừa được đăng tải trên các diễn đàn cộng đồng, tác phẩm của anh chàng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ netizen và nhận về nhiều lời tán thưởng.
Một vài thiết kế trong đồ án tốt nghiệp đang nhận được nhiều quan tâm
Chủ nhân của đồ án tốt nghiệp này là sinh viên năm cuối tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM
Cho những ai chưa biết, chủ nhân của đồ án tốt nghiệp này tên là Phan Nguyễn Nguyên Huy, hay còn gọi là Phan Huy (1999), học chuyên ngành Thiết kế thời trang. Huy từng là trợ lý thiết kế của NTK Lê Thanh Hoà và từng có cơ hội hợp tác với nhiều người nổi tiếng trong làng giải trí Việt.
Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Đằng sau khả năng thiết kế thời trang ấn tượng, Huy còn có profile học vấn đỉnh chóp. Cụ thể thế nào, cũng nghía qua dăm ba chiếc gạch đầu dòng này nhé!
Một số thành tích của Phan Huy:
- Cựu học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế.
- Giải Nhì Học sinh giỏi môn Tin học cấp tỉnh.
- Á khoa đầu vào ngành Thiết kế thời trang, ĐH Kiến trúc TP.HCM.
- Top 5 TikTok Fashup 2021.
- Thủ khoa đầu ra ngành Thiết kế thời trang, ĐH Kiến trúc TP.HCM.
Á khoa đầu vào, thủ khoa đầu ra
Vào ngày thuyết trình đồ án tốt nghiệp (9/3), bốn bộ trang phục trong BST "La Moyenne Région" của Huy đã được trình diễn cận cảnh. Đồ án tốt nghiệp của nam sinh lấy cảm hứng từ cánh đồng quê ngoại. Thông qua tác phẩm, Huy muốn truyền tải góc nhìn về một Việt Nam lộng lẫy, xa hoa và choáng ngợp, chứ không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc.
Đồ án tốt nghiệp được Huy hoàn thành trong vòng 4 tháng. Thế nhưng, ý tưởng thiết kế đã được anh chàng lên kế hoạch từ 1 năm trước. "Mình rất quan trọng khâu chọn ý tưởng. Bởi một ý tưởng tốt sẽ giống như 'điểm neo', giúp bản thân không bị tác động bởi nhân tố bên ngoài", Huy nói.
Với đồ án tốt nghiệp được chuẩn bị tỉ mỉ và kỳ công, không khó hiểu khi Huy được thầy cô chấm thi đánh giá cao, cho mức điểm gần như tuyệt đối là 9.3/10. Cũng trong ngày thuyết trình đồ án, Huy nhận được thông báo là thủ khoa đầu ra của trường ĐH Kiến trúc TP.HCM.
Phan Huy
Không phải tự nhiên mà Huy đạt được nhiều thành tựu đáng nể như thế. Bản thân anh chàng cho rằng việc học phải gắn liền với thực tế. Mới bước sang năm hai, Huy đã chủ động xin thực tập tại nhiều môi trường thời trang chuyên nghiệp để tích luỹ kiến thức, từ đó xác định hướng đi rõ ràng hơn cho tương lai.
"Mình bắt đầu với các công việc dành cho thực tập sinh như vẽ mẫu thiết kế, đính kết... sau đó chủ động tìm cơ hội làm trợ lý thiết kế. Công việc giúp mình tiến bộ rất nhanh. Thầy cô cho mình kiến thức nền và mang tính học thuật. Còn môi trường làm việc cho mình kiến thức thực tế hơn, chẳng hạn như tìm hiểu đối tượng khách hàng, môi trường hoạt động của ngành thời trang Việt Nam, nguồn mua chất liệu sản phẩm...
Cũng trong quá trình làm việc với các nhà thiết kế nổi tiếng, mình được mở mang tư duy làm việc và tư duy thiết kế. Vì bản thân luôn được nhìn thấy mẫu thiết kế đặc sắc của đàn anh, nên yêu cầu về nghề cũng cao hơn, bởi các anh ấy rất kỹ lưỡng, tính cầu toàn cao", Huy chia sẻ.
Từng nghĩ học Thời trang là xa xỉ, tốn kém
Được biết, trước khi trở thành Á khoa đầu vào và Thủ khoa đầu ra của ĐH Kiến trúc TP.HCM, Huy từng là cựu học sinh của THPT chuyên Quốc học Huế - một trong những ngôi trường phổ thông hàng đầu miền Trung.
Và đằng sau quyết tâm rời xa gia đình từ tỉnh Quảng Trị vào Huế tự lập sớm của cậu học sinh cấp 3 là đam mê lớn với mỹ thuật. Thời điểm đó, quê hương của Huy không có nơi dạy vẽ để anh chàng có thể ôn thi vào các trường hội hoạ, kiến trúc hay thời trang.
Những năm đầu phổ thông, Huy chưa từng nghĩ sẽ theo đuổi ngành thời trang. Dẫu cho từ năm lớp 4, Huy đã vẽ rất nhiều bản thiết kế thời trang, sau đó còn biết đăng lên diễn đàn cộng đồng để nhờ mọi người đánh giá.
Điều khiến Huy chần chừ với ước mơ đó là vì ở quê Huy, học Thời trang là một thứ gì đó rất xa xỉ và tốn kém.
"Mình từng đọc vài bài review trên mạng nói ngành này cần mối quan hệ và một nguồn kinh phí lớn để theo đuổi. Khi mới vào Đại học, mình cũng không đảm bảo được bản thân sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì nữa", Huy nhớ lại.
Tuy nhiên, khi lên lớp 12 - cũng là thời điểm cần đưa ra định hướng rõ ràng hơn về con đường tương lai, Huy vẫn chọn theo đuổi đam mê. Và trộm vía, gia đình Huy không ai phản đối.
"Mình thích vẽ, nhưng có cảm hứng với chất liệu và những thứ cần tỉ mỉ hơn. Cũng vì thế, khi suy nghĩ kỹ, mình lại thấy không quá đam mê với các ngành nghề ban đầu dự định theo đuổi như kiến trúc, nội thất hay hội hoạ. Trong khi đó, mình vô tình xem được bộ sưu tập từ các thương hiệu lớn như Dior, Dolce & Gabbana, Haute Couture... và đã choáng ngợp trước cái đẹp của thời trang. Từ đó, mình nảy ra suy nghĩ muốn thử mạo hiểm đi theo con đường này", Huy nói về quãng thời gian phân vân về chuyên ngành đại học.
Huy cũng cho biết, hiện anh chàng đã tạm dừng việc hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng để tập trung cho công việc freelancer và kinh doanh online hướng đến khách hàng là nữ, mặc thời trang cao cấp.
Về dự định tương lai, Huy mong muốn phát triển thương hiệu cá nhân để có thể mang tác phẩm đến gần hơn với công chúng và tạo ra những giá trị tích cực.
Ảnh: NVCC
Thể thao văn hóa