Qua 30 tuổi, có 3 điều nên 'thấu tình đạt lý': Muốn vớ được lợi to, cần lờ đi lợi nhỏ
Người lúc nào cũng chỉ chăm chăm thu lợi về mình, nhìn tưởng là khôn nhưng hóa ra lại là dại.
- 16-08-202130 tuổi độc thân không nhà không xe, quyết tâm rời phố lớn về quê sống: "Cuộc sống có muôn ngàn kiểu, thích sống ổn định chẳng có gì là lãng phí cả!"
- 12-08-2021Bác sĩ 30 tuổi bỏ việc để theo đuổi đam mê, kinh doanh thành công với doanh thu 4 tỷ/năm: Đừng bao giờ nói 'tôi không có thời gian' bởi bạn bỏ ra bao nhiêu sẽ nhận lại bấy nhiêu
- 11-08-2021Từ 20 – 60 tuổi cần có chiến lược quản lý tiền bạc, làm càng tốt càng sớm "tự do": 20 lập kế hoạch, 30 đầu tư, 40 mở rộng kinh doanh và tuổi nào cũng cần điều này
Cuộc sống ba chìm bảy nổi. Đâu đâu cũng bộn bề nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Năm tháng cứ mải miết trôi đi vội vã chẳng chờ ai. Và rồi sau tất cả chúng ta cũng lựa chọn mở lòng và buông bỏ, để bản thân có thể sống khỏe mạnh và an yên.
Khi ấy, chúng ta sẽ mỉm cười vui vẻ và bận rộn một cách vừa phải. Một trái tim bình dị là thứ đáng quý nhất của đời người. Đó là trái tim sẽ không ưu phiền vì vạn vật trong thế giới cũng chẳng ưu tư vì trăm mối lo đời người.
Đừng chuộc lợi từ người khác để rồi triệt đi đường lui của chính mình;
Đừng tự mình làm khổ mình mà quên đi việc tận hưởng niềm vui trong cuộc sống;
Đừng mải miết theo đuổi phù du mà đánh rơi hạnh phúc ở phía sau.
Hạnh phúc sau tuổi 30 chính là hiểu được một trong ba điều sau.
Không khôn lỏi
Người khôn lỏi cứ ngỡ là khôn là được lợi nhưng thực ra là người được chẳng bao nhiêu mà mất lại rất nhiều.
Khi nửa đêm về đến nhà, một cặp vợ chồng nọ phát hiện mình bị mất chìa khóa nhà. Trong phút bất lực, hai người đành phải tốn 100 tệ để tìm thợ sửa khóa ngay trong đêm. Nhưng người thợ khóa lại chỉ cần có hai phút để xử lý xong chiếc khóa. Khi chuẩn bị trả tiền, người vợ lại thì thầm với người chồng rằng: "Làm nhanh như vậy mà trả 100 tệ thì nhiều quá, chỉ trả 50 thôi."
Khi nghe thấy câu này, người thợ khóa không nói không rằng mà chỉ khóa cửa lại như cũ rồi thu dọn đồ đạc ra về. Sau đó, anh thợ sửa khóa đã về đăng lại câu chuyện này lên một group của những người thợ sửa khóa.
Khi đôi vợ chồng kia biết chuyện thì đã quá muộn. Họ cuống cuồng đi tìm kiếm một người thợ sửa khóa khác, nhưng vì đều đã đọc được bài viết kia nên đã không có một người thợ khóa nào nhận sửa cho hai vợ chồng nọ. Cuối cùng, hai vợ chồng đành phải tốn 400 tệ để thuê nhà nghỉ ngủ một đêm. Vì tiếc 50 tệ mà cuối cùng lại phải mất 400 tệ. Đúng là vì một cái cây mà mất cả khu rừng.
"Ở đời vốn không có chuyện khôn lỏi. Vì người càng khôn lỏi thì mới càng là người chịu thiệt."
Người thích ăn xổi là người chỉ truy cầu lợi ích trước mắt. Trong mối quan hệ giữa lợi và hại, họ chỉ nhìn thấy chữ "lợi", mà không hề biết chữ "hại" vẫn luôn rình rập theo sau. Cho nên người ham chi li tính toán đa phần đều làm hỏng việc lớn.
Người khôn lỏi mãi mãi không bao giờ đạt được mục đích của mình. Người tham lam hại người mà cũng hại luôn cả chính mình. Không khôn lỏi mới là trí khôn tuyệt nhất của con người.
Trong khu dân cư, chị A vốn nổi tiếng là người khôn lỏi. Khi đi mua rau, chị phải cố gắng ép chủ hàng bớt đi bằng được số tiền lẻ rồi khi về còn tiện tay lấy thêm mấy cây hành; Lúc siêu thị có khuyến mại, chị khi đi tay không, khi về thì tay xách nách mang; Khi đi sang nhà người khác chơi, chị cũng phải xin bằng được một hai củ tỏi hoặc ăn trực được một bữa cơm.
Lâu dần, mọi người trong khu dân cư đều tránh xa vì thấy sợ tính khôn lỏi của chị.
Khôn lỏi là cái khôn "dại" nhất trên đời. Người lúc nào cũng chỉ chăm chăm thu lợi về mình, nhìn tưởng là khôn nhưng hóa ra lại là dại. Vì một chút lợi ích đó không thể làm bạn phát tài cũng chẳng làm bạn sang lên được. Cho nên đừng vì vậy mà đánh mất đi lòng người và mất đi chính mình.
Không nổi nóng
"Người thượng đẳng là người có bản lĩnh mà không nổi nóng. Người trung đẳng là người có bản lĩnh nhưng lại dễ nổi nóng. Người hạ đẳng là người rất dễ tức giận mà chẳng có chút bản lĩnh nào."
Người khôn ngoan là người biết kiểm soát cảm xúc và kiềm chế cơn giận của mình.
Biên kịch Lý Tiêu Ý từng làm việc với một nữ khách hàng cực kỳ khó tính. Người này tỏ ý không hài lòng với kế hoạch hợp tác giữa hai bên. Vì muốn ký kết được hợp đồng trong thời gian sớm nhất nên Tiêu Ý đã năm lần bảy lượt sửa đổi bản kế hoạch theo ý muốn của đối phương, nhưng vẫn không được bên A chấp thuận. Do đó, bản hợp đồng đã không được ký kết giữa hai bên. Qua nhiều lần liên tiếp bị từ chối, sự kiên nhẫn của Tiêu Ý đối với người khách hàng khó tính kia cũng dần dần đi tới giới hạn.
Cứ mỗi khi nghĩ đến việc bản thân đã cố gắng nhiều đến như thế mà lại chẳng thu được bất cứ kết quả gì, Tiêu Ý thực sự rất tức giận. Và khi không thể kiềm chế được nữa, cô đã lớn tiếng nói với khách hàng qua điện thoại: "Yêu cầu của bà là quá sức vô lý và hết sức biến thái. Đừng tưởng mình là bên A nên muốn làm gì thì làm. Tôi không làm cho bà nữa!" Nói xong, cô ấy ném điện thoại sang một bên, rồi gục xuống khóc nức nở như để giải tỏa nỗi uất ức bấy lâu của mình.
Tuy nhiên, việc giải tỏa bức xúc này không những chẳng giúp cô giải quyết được vấn đề mà còn khiến cô bị sếp giáo huấn cho một trận. "Tiêu Ý đừng xấu tính như vậy. Chịu một tý ấm ức thì cũng có làm sao. Làm được thì làm, không được thì đổi cho người khác làm." Sau đó, bản thân cô đã phải bỏ ra gấp đôi thời gian để thu dọn hậu quả.
Khi gặp phải người khó tính, quả thực chúng ta rất dễ nổi điên. Nhưng nếu bạn cứ mãi làm việc theo cảm xúc, bạn sẽ lĩnh phải hậu quả khôn lường. Và hãy nhớ, người sau cùng bị tổn thương vẫn sẽ cứ là chính bạn mà thôi.
Ai cũng có tính nóng nảy. Vì nóng giận là bản năng của con người, nhưng biết kiềm chế nóng giận mới là bản lĩnh. Người thông minh là người luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của mình.
Đừng cứ hễ động tý là lại tức giận. Đừng chỉ vì một câu nói không đúng lúc mà nổi giận đùng đùng. Đừng vì bốc đồng mà làm ra những việc mà bản thân không thể cứu vãn. Tâm trạng thoải mái, làm điều gì cũng thuận lợi. Người tốt tính làm điều gì cũng được như ý muốn.
Không so sánh bản thân với người khác
Trong tiểu thuyết "Điều xấu xa trong trái tim chúng ta", có một anh luật sư luôn thích so sánh mình với người khác.
Anh ta sẽ thấy không vui khi biết điểm của con mình không bằng điểm của con nhà người ta. Anh ta sẽ thấy mất mặt khi mình kiếm tiền không nhiều như người khác. Anh ta sẽ thấy khó chịu khi nhìn người thân sống trong một ngôi nhà to đẹp sáng sủa hơn ngôi nhà của mình.
Rõ ràng là tất cả đều cùng có chung một vạch xuất phát. Nhưng tại sao người khác lại có sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc trong khi vẫn có thời gian cho riêng mình mà không bị hói đầu giống như anh.
Anh luật sư bức xúc nói: "Tôi thực sự ghét việc nhìn thấy họ thành công và giỏi giang hơn mình. Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ về bản thân mình."
Vì quá mải mê so sánh mình với người khác, anh luật sư trong câu chuyện này đã lãng quên đi những thành tựu của bản thân. Anh quên mất mình là một luật sư xuất sắc. Anh cũng quên luôn mình chính là tác giả của bài luận văn tốt nghiệp đạt điểm cao nhất toàn khóa. Anh cũng quên cả người vợ dịu dàng đáng yêu của mình. Trong khi không ngừng so sánh mình với người khác, anh cũng dần đánh mất chính mình.
So sánh nhiều, rắc rối cũng nhiều khó mà làm tâm trạng tốt lên được. Luôn ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác mà lãng quên hạnh phúc thật sự của mình. Việc gì cũng so sánh với người khác thành ra tự mình làm mình mệt, tự mình làm khổ mình. Cuộc sống của mỗi người luôn luôn khác nhau. Không so sánh, không ngưỡng mộ mới giúp ta hoàn toàn tập trung vào sống cuộc sống của mình.
Hãy sống và tận hưởng cuộc sống của mình. Điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời chính là sự bình yên và tĩnh lặng trong tâm hồn. Lâm Ngữ Đường từng nói: "Hãy thực hiện ước mơ của mình, đi con đường của mình, xuôi theo dòng chảy để sống vui vẻ và tự do."
Không so sánh người với người, tất thảy thân tâm đều được an yên; Không so sánh chuyện với chuyện, tâm hồn sẽ được thư giãn; Một trái tim không mệt mỏi sẽ làm nên một cuộc đời bình yên.
Làm người nên biết đủ. Mọi chuyện đừng quá cưỡng cầu. Mỗi người lại có định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Cho nên, người phù hợp với mình, thứ phù hợp với bản thân mới là thứ tốt nhất cho bạn.
Lời kết
Người có giáo dục nhất không phải là người lễ phép hay người lịch sự, mà là người khoan dung, nhân hậu, khiêm tốn và hòa nhã. Đó là người biết nghĩ cho người khác, tử tế với người khác và cũng tử tế với chính mình.
Người nhân hậu không tính toán chi li dăm ba cái lợi nhỏ. Người rộng lượng thì không cần phải rạch ròi rõ ràng dăm chút lợi ích nhỏ nhoi.
Đừng so đo với người khác. Cuộc sống vốn có cao có thấp, cho nên ta chẳng cần bận tâm về điều đó. Hãy học cách thấu hiểu người khác. Đừng cưỡng cầu cũng đừng quá kỳ vọng. Mong bạn luôn đối xử tốt và biết yêu thương bản thân mình.
Doanh nghiệp và tiếp thị