Quả hoang mọc đầy rừng giờ được “lùng mua” nửa triệu đồng/kg vừa là quà vặt của chị em vừa chữa cao huyết áp, giảm tiểu đường
Loại quả này thoạt nhìn giống như mận cơm, ăn có vị chua chát, nhưng đem ướp ăn lại có đủ 4 vị chua - chát - mặn - ngọt...
- 31-07-2021Sai lầm nguy hiểm bậc nhất khi pha trà hoa đậu biếc biến thức uống ngon lành này trở nên độc hại hoặc mất dinh dưỡng
- 31-07-2021Trọng Hoàng dành tặng HCV SEA Games, cùng nhóm từ thiện Hạt vừng gây quỹ chống Covid-19
- 31-07-2021Những yếu tố nào sẽ giúp bạn an tâm thực hiện giãn cách xã hội trong mùa Covid 2021?
Quả mắc kham (me rừng) là loại đặc sản Tây Bắc đang khiến chị em thích thú vì chúng không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn mà còn có công dụng như một loại thần dược.
Nếu như trước đây me rừng là thứ quả quen thuộc ít giá trị đối với người dân các tỉnh miền núi vì là cây rừng mọc hoang khắp nơi, muốn ăn chỉ cần tranh thủ vài phút đi rẫy có thể hái được cả rổ thì nay me rừng trở thành thứ quà vặt đặc biệt.
Thậm chí quả me rừng tươi được lùng mua với giá khá đắt hoặc "lên đời" thành ô mai hay nghiền thành bột có giá từ 100-500.000 đồng/kg.
Loại cây này thường mọc hoang trong rừng núi hoặc các nương rẫy vùng cao, có quả bằng ngón tay, hình cầu, vỏ xanh mọng…
Là một tín đồ của món mắc kham, chị Hương Uyển (Tôn Thất Thuyết, Hà Nội) cho biết, có ngày vừa ngồi làm việc chị vừa ăn hết cả cân mắc kham chấm muối ớt hay mắc kham chua ngọt.
"Loại mắc kham ướp còn đỉnh hơn vì ướp rồi nhưng khi ăn vẫn giòn tan trong miệng, đặc biệt có sự kết hợp của 4 vị chua - chát - mặn - ngọt. Ăn xong vị ngọt vẫn còn lưu lại trong cổ họng, ăn nghiền không dứt ra được." - chị nói.
Một đầu mối chuyên bán me rừng ở TP. Cao Bằng cho hay, me rừng là một loại quả đặc sản hay mọc ở trên các sườn đồi, núi tại Cao Bằng và Lạng Sơn. Quả thường được thu hoạch từ tháng 6 cho đến cuối năm. Thời điểm giáp Tết thì giá của loại quả này càng lên cao.
Ngoài để ăn vặt, me rừng còn được dùng như một vị thuốc. Trong Đông y, quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát.
Vì vậy, nhiều người còn lùng mua me rừng về ướp muối rồi phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho, viêm họng, nôn mửa…
Chị Mai Thùy (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, năm nào chị cũng làm 1 hộp me ngâm đường ở nhà để cho các con dùng khi bị đau họng khi Hà Nội bắt đầu vào đông, cách làm đơn giản lắm, chỉ cần me tươi, đường trắng.
Me tươi rửa sạch, để thật ráo nước. Cho 1 lớp me rừng vào hũ rồi phủ 1 lớp đường lên, cứ như vậy đến khi hết me rừng. Sau đó đậy bình kín khoảng 2 tuần - 1 tháng là có thể dùng được" - chị Thùy chia sẻ.
Theo y học cổ truyền, me rừng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc và được biết đến như một vị thuốc nhiều hơn là một loại quả ăn vặt. Quả me rừng chứa hàm lượng vitamin C rất cao, có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm tốt. Vị chát xít của me rừng được tạo nên bởi các chất tanin có trong quả, vậy nên khi các chị em muối hay chế biến me rừng nên tránh sử dụng các dụng cụ đựng như đồng, sắt, nhôm.
(Tổng hợp)
Gia đình xã hội