Quá khó khăn, AirAsia vừa xóa sổ 'ngay lập tức' hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản
AirAsia cho đây là quyết định đau đớn nhưng đã được cân nhắc kỹ càng.
- 05-06-2020Chật vật vì dịch bệnh, AirAsia sẽ sa thải 30% nhân sự, nhà sáng lập dự kiến bán 10% cổ phần để huy động tiền mặt
- 30-05-2018Airasia rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng khi CEO Tony Fernandes bị điều tra về tội hối lộ
- 01-06-2017Internet đã cứu AirAsia như thế nào: Bài học từ CEO Tony Fernandes
Tập đoàn AirAsia sẽ xóa sổ hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản ngay lập tức khi họ nỗ lực giảm việc đốt tiền giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu du lịch trên toàn cầu ngưng trệ.
"AirAsia Nhật Bản sẽ ngừng hoạt động kể từ ngày thứ 2" – AirAsia thông báo trong một tuyên bố. Điều này sẽ giúp công ty mẹ tiết kiệm được một phần tiền mặt. Những bước tiếp theo trong quyết định này sẽ là tiến hành những động thái "đúng đắn, phù hợp với pháp luật".
Hãng hàng không giá rẻ lớn thứ 2 Đông Nam Á đã chịu áp lực nặng nề trong năm nay khi dịch Covid-19 gây tổn thất nặng nề cho ngành hàng không. Công ty này báo cáo thua lỗ lớn nhất trong lịch sử vào quý 2 của năm và CEO Tony Fernandes cho biết họ đang tìm mọi cách liên doanh và hợp tác để giúp thu hút thêm những khoản đầu tư.
"Chúng tôi đã đưa ra kết luận rằng việc tiếp tục hoạt động mà không có bất kỳ con đường hồi phục nào chắc chắn và rõ ràng cho giai đoạn hậu Covid là thách thức vô cùng to lớn. Quyết định xóa sổ hoạt động là vô cùng đau đớn và dĩ nhiên nó được đưa ra sau khi đã được thảo luận, cân nhắc kỹ càng".
Trên thực tế, AirAsia trước đó nói họ đang cân nhắc về việc có tiếp tục hoạt động tại Nhật Bản hay không trong khi một báo cáo của Reuters vào đầu năm nay nói rằng hoạt động tại Ấn Độ cũng đang được cân nhắc. Bộ trưởng hàng không Ấn Độ trong một bài phát biểu cuối tuần trước có đề cập đến việc AirAsia sẽ đóng cửa ở đây nhưng sau đó văn phòng bộ trưởng đã phủ nhận điều này.
Phía người phát ngôn của AirAsia cũng từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Chi nhánh những chuyến bay chặng dài của AirAsia là AirAsiaX thì nói rằng họ cần đạt được sự đồng ý với các chủ nợ lớn để tái cấu trúc khối lượng nợ còn tồn đọng đe dọa tới khả năng khôi phục các chuyến bay.
Các hãng hàng không toàn cầu đã buộc phải để hàng nghìn máy bay nằm không khi chính phủ ban hành lệnh hạn chế đi lại nhằm kiểm soát dịch bệnh. Các hãng hàng không đã huy động vốn thông qua việc phát hành quyền chọn mua cổ phần hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của chính phủ để tiếp tục tồn tại. Trong khi đó, Hiệp hội hàng không quốc tế thì dự báo, nhu cầu du lịch sẽ không quay trở lại như lúc trước khi dịch bệnh xảy ra cho tới ít nhất là năm 2024.
Tổ Quốc