MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quan chức hàng đầu Liên hợp quốc cảnh báo về nhiều thập kỷ bi kịch nếu Covid-19 tiếp tục lây mạnh

19-07-2020 - 14:16 PM | Tài chính quốc tế

Tình trạng các nhà lãnh đạo không hành động sẽ khiến cho virus lây lan mạnh khắp trên toàn cầu và làm mất đi thành quả của nhiều thập kỷ phát triển, ngoài ra nó cũng tạo ra rất nhiều thập kỷ thảm họa.

Một quan chức hàng đầu thuộc Liên hợp quốc (UN) trong ngày thứ Sáu cảnh báo về nhiều thập kỷ bi kịch nếu các nước giàu không giúp các nước nghèo giải quyết đại dịch Covid-19. Đại dịch giờ đây vẫn đang tiếp tục lây lan mạnh trên khắp toàn cầu.

Theo CNBC, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề về nhân đạo, ông Mark Lowcock, nói: “Trừ khi chúng ta hành động ngay bây giờ, chúng ta cần phải chuẩn bị cho chuỗi thảm họa của nhân loại, thảm họa tồi tệ hơn và mang tính hủy diệt hơn so với bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp nào từ đại dịch Covid-19”.

Tất cả những kịch bản xấu trên có thể ngăn được, ông kêu gọi các nước giàu đóng góp 10,3 tỷ USD cho chương trình của Liên hợp quốc giúp các nước nghèo ứng phó với đại dịch Covid-19.

Ông nhấn mạnh: “Mọi chuyện có thể giải quyết được bằng tiền và sự lãnh đạo của nhóm nước giàu có cũng như cách tư duy mới. Chúng tôi tình toán chi phí bảo vệ 10% dân số nghèo nhất thế giới từ tác động tồi tệ của đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 90 tỷ USD. Con số này tương đương chưa đầy 1% gói kích cầu quy mô lớn mà chính phủ các nước giàu đã đưa ra để bảo vệ kinh tế toàn cầu”.

Đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ 6 tháng trước. Cho đến nay, đại dịch đã lây nhiễm ra gần 14 triệu người trên toàn cầu và cướp đi sinh mạng của ít nhất 590.000 người khác, theo số liệu của đại học John Hopkins. Trong tuần trước, giới chức y tế tại Syria cũng đã công bố ca lây nhiễm Covid-19 đầu tiên, điều này không khỏi khiến nhiều người lo sợ về khả năng bùng dịch tại các khu vực tị nạn ở nước này.

Chương trình của UN, được biết đến với tên chương trình phản ứng nhân đạo toàn cầu ngăn Covid-19, nhắm đến mục tiêu làm giảm tác động của đại dịch tại nhóm các nước thu nhập thấp và trung bình đồng thời hỗ trợ cho nỗ lực ứng phó với đại dịch, theo chia sẻ của ông Lowcock. Từ khi chương trình được công bố vào tháng 3/2020, chương trình đã hút được 1,7 tỷ USD từ các nhà tài trợ.

Sáng kiến trên được đưa ra khi mà Mỹ cắt quan hệ với WHO, chấm dứt nguồn ngân sách cho chương trình giúp các nước ứng phó trong điều kiện khó khăn, theo chia sẻ của giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO.

Theo Trung Mến

BizLIVE

Trở lên trên