MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quan điểm trái chiều về đề xuất "chính thức triển khai phố đi bộ Hồ Gươm"

13-09-2018 - 14:56 PM | Xã hội

Về đề xuất chính thức triển khai phố đi bộ Hồ Gươm trong thời gian tới của lãnh đạo quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), nhiều chuyên gia bày tỏ các quan điểm trái chiều.

"Chính quy phố đi bộ Hồ Gươm mới thu hút đầu tư"

Mới đây, trong cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 11.9, ông Đinh Hồng Phong - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất chính thức triển khai không gian đi bộ Hồ Gươm với 2 phương án.

Phương án 1, tổ chức thực hiện vào thời điểm ngày 10.10.2018 hoặc ngày 1.1.2019. Phương án 2, triển khai chính thức sau khi đã hoàn thành dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

 Theo ông Phong, sau 2 năm thí điểm, không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận đã tổ chức hàng trăm sự kiện văn hóa, nghệ thuật. Trong đó có 185 sự kiện văn hóa được tổ chức với quy mô lớn, thu hút 8 tỉnh, thành phố trong nước và 17 quốc gia tham gia.

Về đề xuất này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chung – nguyên Trưởng khoa Văn hóa (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho hay, bất cứ thành phố lâu đời nào trên thế giới đều tổ chức không gian đi bộ.

Với Hà Nội, việc lựa chọn Hồ Gươm - biểu trưng văn hiến của thành phố là tự nhiên và tất yếu. Vì vậy, chủ trương chính thức triển khai phố đi bộ Hồ Gươm là hợp lý.

“Tôi ủng hộ chủ trương này, bởi 2 năm thí điểm, phố đi bộ đã trở thành không gian văn hóa đường phố thú vị. Phố đi bộ Hồ Gươm là nơi giao lưu của nhiều loại hình văn học, nghệ thuật như ca trù, cải lương, quan họ, xẩm và cả nhạc mới”, ông Chung cho hay.

 Quan điểm trái chiều về đề xuất chính thức triển khai phố đi bộ Hồ Gươm - Ảnh 1.

Phố đi bộ Hồ Gươm thu hút nhiều người tham gia. Ảnh: Cường Ngô

Theo PGS Nguyễn Ngọc Chung, việc tổ chức không gian đi bộ Hồ Gươm góp phần giới thiệu đời sống người Việt đến với du khách quốc tế, tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm.

Nơi đây cũng tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, giao lưu văn hóa các vùng, miền, các quốc gia giữa lòng Hà Nội.

“Việc chính quy phố đi bộ Hồ Gươm mới có thể xây dựng không gian này thành một địa điểm văn hóa, du lịch bài bản, khoa học, thu hút đầu tư, kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch", ông Chung nói.

Nên tiếp tục thí điểm phố đi bộ Hồ Gươm

Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, người có nhiều năm nghiên cứu về Hà Nội có quan điểm khác về việc triển khai chính thức phố đi bộ Hồ Gươm.

Ông Tiến cho rằng, không hợp lý khi tổ chức không gian đi bộ quanh Hồ Gươm trong điều kiện mật độ dân cư quá đông, giao thông phức tạp như hiện nay.

Bên cạnh đó, việc duy trì phố đi bộ gây phiền hà cho các hộ dân sống gần Hồ Gươm. Vì thế việc chính thức triển khai phố đi bộ không hợp lý ở thời điểm này.

“Hoặc là tiếp tục thí điểm thêm 1 năm nữa hoặc là dừng hẳn. Bởi, khi chúng ta chưa giải quyết được chưa giải quyết được vấn nạn về trông giữ xe, phân luồng giao thông, chưa có những trò chơi thực sự gây ấn tượng với du khách thì phố đi bộ sẽ không mang lại ý nghĩa tích cực, không có hiệu quả kinh tế”, ông Tiến nói.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến thắc mắc, tại sao sự kiện lớn, nhỏ nào của thành phố đều tổ chức ở Hồ Gươm. Trong khi hoàn toàn có thể đưa những sự kiện này tổ chức ở nơi khác, rộng rãi như sân vận động Mỹ Đình, Công viên Hòa Bình.

"Không phải vì thấy đông người lên phố đi bộ Hồ Gươm thì cho đó là hiệu quả. Trước khi thành phố tổ chức phố đi bộ, người dân vẫn lên Hồ Gươm chơi như một điểm hẹn văn hóa.

Tự thân Hồ Gươm đã tạo nên điều đó, không phải vì có phố đi bộ", ông Tiến nêu quan điểm.

Theo Cường Ngô

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên