5 bài học kinh doanh dành cho năm 2014
Khi năm mới đang đến gần, cái cũ sẽ ra đi nhường chỗ cho cái mới. Điều đó có nghĩa là quyết tâm thay đổi để tốt hơn. Nhưng thường việc tuân theo những mục tiêu mới đầy tham vọng dễ nói hơn là làm.
- 20-01-2014Bài học từ vụ bạo loạn tại nhà máy Foxconn Trung Quốc
- 09-01-2014Vết bỏng 2 triệu đô - Bài học nhớ đời của McDonald's
- 05-01-2014Bài học thương hiệu từ CEO của Hyundai
- 29-12-2013Những bài học đầu tư từ "thầy giáo" Keynes
- 08-12-2013Bài học về vay nợ từ tỷ phú giàu nhất châu Á
Tại công ty Minimum Viable Fitness , chúng tôi giúp các doanh nhân và chuyên gia khởi sự bận rộn lấy lại và giữ được dáng vóc chuẩn. Với việc làm việc trong môi trường này, chúng tôi đã khám phá ra nhiều bài học các doanh nhân có thể học để giúp họ đặt ra, tuân theo các quyết tâm năm mới của chính họ trong năm 2014.
Dưới đây là những gì bạn cần biết:
1. Có một kế hoạch hành động. Hầu hết các quyết tâm năm mới đều tập trung vào sức khỏe và giữ gìn sức khỏe, đây không phải là những mục tiêu ngắn hạn mà là những nỗ lực lâu dài- tương tự như việc điều hành một doanh nghiệp nhiều lợi nhuận. Cả hai đều được hưởng lợi từ việc có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu.
Với chúng tôi, chúng tôi đã thấy việc thực hiện vòng lặp các phản hồi tích cực hoặc một hệ thống giúp khách hàng thấy hết các kết quả giúp tạo động lực cho họ tiếp tục làm theo kế hoạch đã phát huy hiệu quả tốt.
Lý thuyết tương tự cũng có thể hiệu quả với các doanh nghiệp vì các công ty cũng phải đảm bảo rằng họ có kế hoạch đem lại lợi nhuận. Nếu các nguồn lực đầu tư vào công ty vượt quá lợi nhuận thì công ty đó không thể tồn tại.
2. Quyết định liệu có nên đầu tư. Khi bạn quyết định bắt đầu bất cứ một quyết tâm về sức khỏe nào, luôn có những rào cản nhất định chống lại bạn- chẳng hạn như những khó khăn trong việc từ bỏ những món ăn yêu thích, mất thời gian luyện tập hoặc bỏ thói quen hút thuốc lá.
Sau một số thời gian, bạn sẽ phải quyết định xem liệu các kết quả thu được có đáng để tiếp tục không. Nếu phần thưởng đáng giá hơn những khó khăn bạn phải chịu thì bạn có thể sẽ muốn tiếp tục cố gắng. Trong trường hợp bạn không thấy bất cứ ích lợi nào (chẳng hạn như giảm cân, thêm nỗ lực), bạn có thể tiếp tục dừng lại.
Trong kinh doanh, khái niệm này cũng không có gì khác biệt. Khi mở một công ty, bạn phải quyết định xem liệu nó có xứng đáng với chi phí bạn bỏ ra không.
Bạn nghĩ về những thứ bạn có thể phải từ bỏ để trở thành doanh nhân. Nếu nỗ lực của bạn không mang lại một phần thưởng có lợi nhuận thì bạn không nên tiếp tục công việc kinh doanh đó. Bạn ngừng đầu tư các nguồn lực của mình vào nó.
3. Thực hiện nghiên cứu thị trường. Bạn phải nghiên cứu thị trường khi mở một doanh nghiệp. Vậy sao bạn không làm vậy với các quyết tâm của mình?
Những doanh nhân giỏi biết các kế hoạch kinh doanh của họ luôn phát triển và nhiều giả định ban đầu của họ về những việc có thể hiệu quả hóa ra lại là sai. Họ thử nghiệm những gì họ biết và lặp lại. Họ căn cứ vào những thay đổi về những số liệu tốt và luôn đánh giá các kết quả. Họ làm việc để hiểu khách hàng. Việc tận tụy nâng cao hiểu biết trong kinh doanh sẽ tạo tiền đề để trở thành một doanh nhân tốt.
Tương tự như vậy, có nhiều điều bạn không biết khi đạt được quyết tâm của mình. Thực tế là hầu hết những điều liên quan đến tâm sinh lý học giúp “duy trì sức khỏe và vóc dáng” mà mọi người nghĩ họ biết đều sai.
Ví dụ, bữa sáng không phải là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, tập luyện trong nửa giờ đồng hồ sẽ giảm cân hiệu quả hơn một giờ đồng hồ và chất béo bão hòa không gây các bệnh về tim. Trước khi đặt ra quyết tâm, bạn hãy nghiên cứu kỹ. Nếu không, giống như các doanh nghiệp, bạn sẽ nắm chắc phần thua.
4. Tìm hiểu khách hàng của bạn. Trong trường hợp này, khách hàng là bạn. Hãy chắc là bạn biết mình thực sự muốn gì. Có mục tiêu rõ ràng khi đặt ra quyết tâm thành công cũng quan trọng như có mục tiêu rõ ràng khi quản lý một doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn giảm cái bụng bia của mình nhưng lại vạch ra lịch tập luyện không hiệu quả đối với việc giảm béo, thì không nên ngạc nhiên khi bạn không “mua vào” lịch tập mà bạn đang bán cho chính bản thân mình. Cuối cùng bạn trở thành một khách hàng thất bại.
Và hiện tượng khách hàng thất bại này luôn xảy ra với các công ty khởi sự. Thường các doanh nhân chú trọng những điều họ tin rằng khách hàng muốn mà không tìm kiếm ý kiến phản hồi. Đừng rơi vào chiếc bẫy này. Hãy chắc chắn là bạn luôn kết nối với thị trường cốt lõi của bạn và thu thập thông tin.
5. Đừng nhầm sự tăng trưởng ngắn hạn với lợi nhuận. Nhiều doanh nhân đã áp dụng phương pháp: “bỏ ra nhiều hơn thì sẽ được nhiều hơn” như một chiến lược dẫn tới thành công.
Sau cùng, nếu ăn ít hơn một chút và vận động nhiều hơn sẽ tốt cho bạn, vậy sao bạn không ăn ít đi và luyện tập nhiều hơn? Vậy tiết kiệm tiền hay tập luyện quá độ cũng giống như việc chi một số tiền không bền vững vào việc tiếp thị để đạt được vị trí dẫn đầu với chi phí còn lớn hơn giá trị thực sự của khách hàng.
Hoặc quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ nửa muốn nửa không trước khi bạn biết mọi người có mua nó hay không. Nếu bạn không biết mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán không đáng kể, liệu bạn còn muốn lãng phí nguồn lực của mình để giành được khách hàng?
Có thể là không. Chắc chắn số liệu ảo sẽ tốt nhưng liệu bạn có giữ vững được tiến độ đó của bạn? Điều này cũng đúng với việc ăn kiêng hay tập luyện. Nỗi ám ảnh với việc làm những việc với tốc độ mà bạn không thể đáp ứng được có thể nhấn chìm công ty (và cả những quyết tâm).