Dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp
Thách thức lớn nhất đối với các tổ chức có những nhân viên tài giỏi này là làm thế nào để giữ chân họ làm việc lâu dài.
- 05-05-2014Facebook tuyển nhân tài ra sao?
- 28-04-2014Làm sao để nhận ra được nhân tài trong quá trình tuyển dụng?
- 15-03-2014Muốn giữ chân nhân tài: Cần đổi mới để phát triển
- 28-08-2013Nhân tài được 'treo giá' bao nhiêu?
- 08-07-2013Vì sao công ty lớn cũng không giữ được nhân tài?
Một nhân viên dù có tài giỏi đến mấy thì cũng không thể làm hết mọi việc và thay thế được cho tất cả những nhân viên khác. Nhưng những nhân viên “sao” lại thường có sức ảnh hưởng lớn đến các nhân viên khác, thúc đẩy họ cùng đạt đến những kết quả tốt hơn hay những chuẩn mực cao hơn trong công việc.
Thách thức lớn nhất đối với các tổ chức có những nhân viên tài giỏi này là làm thế nào để giữ chân họ làm việc lâu dài. Họ có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh “săn” mất, hoặc chính bản thân họ cũng có thể có những kế hoạch kinh doanh cho riêng mình và muốn rời bỏ doanh nghiệp. Làm thế nào để biết được những nhân tài giỏi nhất của doanh nghiệp đang có ý định ra đi?
Theo Mike Michalowicz, Tổng giám đốc của Provendus Group - tổ chức tư vấn tăng trưởng cho các doanh nghiệp trẻ mới thành lập, doanh nghiệp có thể để ý đến những dấu hiệu sau đây.
1. Cách doanh nghiệp đối xử với những nhân viên giỏi
Trong trường hợp này, quan niệm cần phải đối xử công bằng với mọi nhân viên sẽ không có tác dụng. Doanh nghiệp thường phải đối xử với những khách hàng tốt nhất tốt hơn cách đối xử với những khách hàng bình thường, đem đến cho họ những ưu đãi và lợi ích mà những khách hàng bình thường không có.
Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong việc đối xử với những nhân viên giỏi nhất. Nếu doanh nghiệp chưa làm được điều này thì đây có khả năng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến nhân tài nói lời chia tay với doanh nghiệp.
2. Quan sát các hoạt động thường xuyên của nhân viên
Nếu để ý đến các thói quen, thái độ, cách giao tiếp, ứng xử hằng ngày của nhân viên, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi của họ khi điều đó xảy ra, từ đó tìm ra các nguyên nhân để khắc phục đối với những thay đổi là dấu hiệu của sự bất mãn hay thiếu gắn bó từ nhân viên.
Chẳng hạn, một nhân viên mẫn cán bỗng nhiên lại đi muộn về sớm thường xuyên, một nhân viên vốn nghiêm túc trước đây nay trở nên sao nhãng và có thái độ bất hợp tác. 3Để ý đến các dấu hiệu khả nghi. Những nhân viên có ý định nghỉ việc thường dễ bị mất khả năng kiểm soát cảm xúc. Có thể dễ dàng nhận ra điều ấy qua những bức thư điện tử với tâm trạng giận dữ hay những cuộc điện thoại với lời lẽ đe dọa của họ. Nhà quản lý cần phải tinh ý phát hiện ra những dấu hiệu này và xử lý trước khi quá muộn.
4. Tìm hiểu từ những khách hàng tốt nhất
Nếu doanh số từ những khách hàng tốt nhất bắt đầu sụt giảm trong khi những nhân viên bán hàng giỏi nhất vẫn đang có vẻ làm việc suôn sẻ với những khách hàng này thì nhà quản lý cần phải tìm hiểu liệu thực tế nhân viên có đang chuyển dần các thương vụ với những khách hàng ấy sang nơi khác hay không.
5. Theo dõi việc sử dụng thư điện tử và các thiết bị văn phòng khác
Nếu nhân viên đột nhiên sử dụng các tài khoản thư điện tử cá nhân để liên hệ với khách hàng hoặc bắt đầu sử dụng máy tính xách tay cá nhân để làm việc thì có khả năng họ đang có những hoạt động riêng và không còn gắn bó với doanh nghiệp như trước nữa.
6. Quan tâm đến đời sống gia đình của nhân viên
Các vấn đề trong đời sống hôn nhân, bệnh tật của các thành viên trong gia đình có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân viên, buộc họ phải có những thay đổi trong công việc. Michalowicz khuyên nhà quản lý cần phải để ý đến những vấn đề này nhưng không phải để can thiệp mà để hỗ trợ nhân viên và có những chuẩn bị cần thiết.
Chẳng hạn, tạo điều kiện để nhân viên có thể chuyển đến sống ở một nơi gần văn phòng làm việc để họ có nhiều thời gian chăm sóc gia đình có thể là một giải pháp tốt để giữ họ lại với doanh nghiệp.
7. Thực hiện các biện pháp dự phòng
Nếu nhân viên cảm thấy được đền bù và đãi ngộ xứng đáng, công việc có tính thử thách cao nhưng họ cũng đạt được những kết quả nhất định và cảm thấy thỏa mãn thì khả năng họ chuyển sang làm việc ở nơi khác sẽ rất thấp. Michalowicz khuyên doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá lại sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, tránh trường hợp nhiều nhân viên giỏi ra đi cùng một lúc, nhất là sau những đợt đánh giá nhân sự cuối năm.
8. Nhân viên nghỉ phép ngắn nhưng thường xuyên
Một nhân viên xin nghỉ phép một vài ngày mỗi lần nhưng mức độ nghỉ phép khá dày rất có thể sử dụng những ngày nghỉ phép này để tìm việc hay phỏng vấn ở nơi khác.
Theo Đông Dương