Giáng sinh trong mắt các nhà kinh tế học
Tờ Financial Times đưa ra một số nhận định khá thú vị về quan điểm mà các trường phái kinh tế học sẽ đưa ra khi nhận định về lễ Giáng sinh.
- 25-12-2013Giáng sinh 'khác thường' trên thế giới
- 25-12-2013Triều Tiên cấm tổ chức Giáng sinh, bỏ tù người theo đạo thiên chúa
- 24-12-2013Châu Âu giáng sinh thời khủng hoảng
Giống như Dario Perkins – chuyên gia phân tích đến từ Lombard Street – đã từng nói, nếu có hai nhà kinh tế học trong một căn phòng, bạn sẽ có hai ý kiến khác nhau hoàn toàn. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng từng nhận định các nhà kinh tế học hiếm khi đồng tình với nhau.
Và, chủ đề Giáng sinh cũng không phải là một ngoại lệ. Tờ Financial Times đưa ra một số nhận định khá thú vị về quan điểm mà các trường phái kinh tế học sẽ đưa ra khi nhận định về lễ Giáng sinh.
Những người theo trường phái kinh tế học Keynes vốn quan tâm nhiều đến đặc tính “ổn định kinh tế vĩ mô” của kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Họ cho rằng số ngày nghỉ nên được quyết định trong từng năm, dựa vào thực trạng của nền kinh tế. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong nghiên cứu có tiêu đề ‘Wish it could be Christmas every day’ (tạm dịch: Ước gì ngày nào cũng là lễ Giáng sinh) của Paul Krugman.
Trường phái này cũng mong muốn nhà nước đóng vai trò quan trọng hơn, ví dụ như những ông già Noel được tài trợ bằng tiền ngân sách.
Trường phái kinh tế Áo thì tin rằng Giáng sinh là một điều nguy hiểm bởi chắc chắn dịp này sẽ kết thúc với những dư vị khó chịu trong tháng 1. Họ cũng lo lắng về rủi ro đạo đức trong việc tặng quà và đầu tư quá nhiều vào các đồ trang trí. Các nhà kinh tế học theo trường phái này cũng bác bỏ ý tưởng về những “kỳ nghỉ công”, cho rằng thị trường tự do sẽ đem lại kết quả tốt đẹp hơn.
Những người đi theo chủ nghĩa tiền tệ (monetarists) bị thuyết phục rằng họ là những người duy nhất biết được lễ Giáng sinh thực sự vận hành như thế nào. Họ cũng tin rằng cần kiểm soát chặt chẽ những đồng xu bằng socola để ngăn chặn tình trạng “siêu lạm phát” vòng bụng và “hoạt động thái quá” của trẻ nhỏ.
Trường phái Chicago lập luận lễ Giáng sinh không có chút tác động ý nghĩa nào. Nhiều cá nhân với đầy đủ lý trí tham gia đoán biết về hoạt động này và theo đó sẽ điều chỉnh hành vi của họ.
Các chuyên gia kinh tế theo xu hướng cẩn trọng vĩ mô (macroprudentialists) bận rộn với việc tìm ra cách để lễ Giáng sinh diễn ra suôn sẻ. Họ sẽ thắt chặt tín dụng và tăng giá đồ uống có cồn vào giữa tháng 11, sau đó đảo ngược chính sách vào đầu tháng 1. Một số còn cho rằng phải kiểm soát khối lượng đối với các nhà máy sản xuất đồ chơi của ông già Noel.
Tất nhiên, các NHTW cũng có những ý kiến khác nhau:
Cục dự trữ liên bang Mỹ - những người hâm mộ dịp lễ Giáng sinh – trở nên bối rối khi xe trượt tuyết của ông già Noel không phải là một trong những công cụ chính sách của họ. Thêm vào đó, Fed chỉ có thể trực tiếp can thiệp vào lễ Giáng sinh bằng cách tặng quà cho các lãnh đạo ngân hàng và hi vọng họ sẽ tặng lại số quà đó cho phần còn lại của xã hội.
NHTW châu Âu nhìn chung cũng yêu thích Giáng sinh. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ những đầy quyền lực cho rằng tặng quà là hành vi trái đạo đức và cuối cùng sẽ dẫn đến siêu lạm phát.
NHTW Nhật Bản bỏ ra 20 năm để giải thích với tất cả mọi người rằng ông già Noel không tồn tại và Giáng sinh là sự kiện tốn kém thời gian. Giờ đây Nhật Bản đã thay đổi quyết định, nhưng họ lại gặp phải vấn đề về tín dụng.
Quốc hội Mỹ sẽ trải qua một mùa Giáng sinh với những cuộc cãi cọ trong gia đình như thường lệ.
Theo Thu Hương
Theo CafeF/Trí Thức Trẻ/FT
Theo Theo CafeF/Trí Thức Trẻ/FT
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: