MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những sai lầm đáng giá nhất trong đời của 10 người thành công

07-05-2013 - 10:36 AM |

Có rất nhiều người đang rất thành công ở hiện tại nhưng con đường mà họ đã đi không hề bằng phẳng và dễ dàng. Họ phạm phải những sai lầm lớn, bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc hoặc phải chịu những thất bại nặng nề. Tuy nhiên điều làm nên thành công của họ chính là cách họ phản ứng lại với những thất bại ấy

1. Rajat Taneja – Giám đốc công nghệ của Electronic Arts lỡ cơ hội làm quen với giám đốc

Khi còn ở Microsoft, Taneja đã ở trong thang máy cùng với một vị giám đốc quan trọng và không thể nói được điều gì ngoài câu “Xin chào”.

Taneja chia sẻ: “Sau khi thang máy đi lên, tôi hứa với lòng mình sẽ nỗ lực hơn để kết nối với những người mà tôi ít khi trò chuyện. Trong nhiều trường hợp, những cuộc trò chuyện tình cờ sẽ để lại ấn tượng với những người khác. 

Đối với những người đã từng ở vào trường hợp như tôi, lời khuyên của tôi là luôn luôn nắm bắt cơ hội kết nối với mọi người nhưng chìa khóa là hãy làm điều đó một cách thành thật. Hãy suy nghĩ trước vài điều trước khi nói với người khác nếu bạn có cơ hội, điều đó sẽ giúp buổi trò chuyện diễn ra tốt đẹp hơn.”

“Kinh nghiệm này dạy cho tôi trong kinh doanh rằng bạn phải tận dụng tối đa những khoảnh khắc bạn có và không để những ngần ngại cản trở những ấn tượng tốt và lâu dài”.

2. Vivian Schiller – Giám đốc kỹ thuật số đài NBC chưa bao giờ lập ra kế hoạch sự nghiệp trong năm năm


Khi Schiller bắt đầu làm việc trong ngành truyền thông, cô đã được khuyên rằng cô nên chọn hoặc con đường sáng tạo hoặc kinh doanh nhưng cô đã hứng thú với cả hai vì thế cô đã không lực chọn một trong hai.

“Tôi yêu những gì sáng tạo, phát triển tài liệu, chỉnh sửa kịch bản, xây dựng chuyện. Tuy vậy tôi cũng yêu thích kinh doanh. Tôi đã thực hiện các phân phối giao dịch với những đài truyền hình nước ngoài, làm việc với các quảng cáo bán hàng về các gói tài trợ và mở rộng marketing.

 Tôi đã từng thực hiện nhiều việc thú vị như cấp phép và bán hàng cho Captain Planet và the Planeteers, marketing cho Golden Globes của TBS. Đó là một cuộc chạy đua vì vậy, tôi vẫn tiếp tục trì hoãn các quyết định về những gì tôi muốn.”

“Tôi dường như quanh co giữa các nghề nghiệp nhưng cuối cùng tôi đã quay 360 độ trong cái nhìn về nghề truyền thông. Không có bản đồ đường đi định sẵn cho tôi nên tôi đã nhìn về tất cả các hướng. Và tôi thực sự tin rằng thành công sẽ không đến với những kế hoạch được lên trước. Nó sẽ tới cùng với sự kiên nhẫn, một ít may mắn và niềm tin vào bản thân khi chọn lựa cơ hội đúng cho mình”.

3. Loic Le Meur – CEO của LeWeb 

Vào năm 2008, Twitter là nền tảng xương sống cho phép những người phát triển xây dựng dựa trên nó. Vào thời điểm đó, có rất nhiều các yêu cầu cho những ứng dụng của Twitter dành cho điện thoại mà Le Meur quyết định xây dựng một công ty hoàn toàn riêng cho mục đích này với tên gọi Seesmic.

Khi Twitter nhận ra những công ty như Seesmic thổi phồng như thế nào, Twitter đã thay đổi chiến lược.

Kết thúc của câu chuyện được rất nhiều người biết đến. Một số nhà phát triển được thuê làm việc, một số như Loice Le Meur phải thay đổi chiếc lược từng ngày và nhiều người đã biến mất. Cuối cùng thì họ cũng được thuê lại bởi Hootsuite.

“Hãy cẩn thận với mọi thứ có thể thay đổi qua ngày và mọi quy luật cũng đều có thể bị thay đổi. Tôi sẽ không bao giờ phụ thuộc vào người khác”

4. Asana's Justin Rosenstein lệ thuộc quá nhiều vào Twitter khi điền hành Seesmic

Khi mới 22 tuổi, Rosentein đang làm việc cho Google và đã từng lên ý tưởng cho Gdrive, một chương trình lưu các dữ liệu của các tệp tài liệu giữa các máy tính, cho phép bạn chia sẻ và làm việc với chúng trên các hệ điều hành như Windows, Mac, Linux và the Web. Đây là chương trình hữu ích và cực kì tuyệt vời nhưng lại bị từ chối bởi Larry Page.

“Larry Page là một người thông minh và thành đạt. Tôi chỉ là không có tự tin để làm những gì tôi mong. Tôi đã không cố gắng hết sức để thuyết phục anh ấy. Tôi không đủ cố gắng để chứng minh mình đúng. Tôi cũng không có đủ vốn tổ chức để ảnh hưởng đến đội Docs team vì thế khi Dustin hỏi tôi gia nhập Facebook vào năm 2007, tôi đã rời Google khi chưa hoàn thiện dự án của mình. Google cuối cùng cũng ra mắt Gdrive năm năm sau đó.”

“Vậy tôi đã học được những điều gì? Nếu bạn đang cố gắng một dự án trong công ty, hãy cố hết sức. Trách nhiệm trong một dự án, hiểu biết và chiến lược marketing nào độc đáo cho dự án của bạn đều thuộc về bạn, không phải lãnh đạo cấp trên. Nếu những người quản lý vẫn không đồng tình với bạn, hãy có đủ tự tin để khiến trường hợp của bạn đáng thuyết phục.

5. Shai Agassi bị từ chối bởi Apple vì dự án lệ thuộc quá nhiều vào internet

Năm 1995, Agassi đang làm một dự án cho Apple nhưng bị thất bại bởi nó dựa quá nhiều vào internet, khi mà vào thời điểm đó internet vẫn còn là một khái niệm mới với công chúng.

Khi dự án kết thúc, cùng với những hạng mục thất bại, Agassi đã rời đi với số tiền ít ỏi, vì vậy ông đã làm việc tích cực và cho ra mắt một sản phẩm mới trong vòng vài tháng.

“Tôi đã gọi cho một người bạn tốt ở Apple. Anh ấy đã gọi vài người bạn tốt mà anh ấy biết và bất chợt, câu chuyện tưởng chỉ có trong mơ về việc gây dựng quỹ một kinh doanh tại thung lũng Silicon trở thành hiện thực. Trong vòng hai tuần, chúng tôi đã tăng được số vốn khi tìm được 800.000 USD từ các cá nhân thay vì con số nửa triệu đô la như ý định ban đầu của chúng tôi.”

“Năm 1996, công ty trải qua giai đoạn đen tối nhất. Chúng tôi đã bán công ty 18 tháng sau đó và với tổng số 110 triệu USD. Tôi tiếp tục ba năm nữa với cương vị CEO và năm 2001, tôi bán công ty lần nữa cho SAP. Lần này công ty có giá 400 triệu USD. Và SAP lại tiếp tục là ngôi nhà tiếp theo của tôi”.

“Và đâu là bài học từ thất bại và lỗi lầm của tôi? Hãy tin tưởng chỉ duy nhất vào bản thân bạn với vận mệnh của công ty. Đừng buộc chặt mình vào một con tàu đang gặp sự cố hoặc chăm chăm gắn kết số phận bạn với một nhóm tàu nhỏ. Chẳng có lựa chọn nào đưa bạn đi đúng hướng cả. Và sự chăm chỉ sẽ giúp bạn gặp may mắn trong cuộc sống.

6. Inge Geerdens – CEO của CVWarehouse bị sa thải vì có tầm nhìn khác với cấp trên 

Năm 1995, Geerdens bắt đầu công việc đầu tiên của cô ở một công ty tuyển dụng. Vào thời điểm đó, đầu tư vào công nghệ thông tin là điều gì đó còn mới mẻ và khi sếp cô không nghĩ sẽ đầu tư vào công nghệ thông tin, Geerdens đã bày tỏ sự thất vọng của mình và bị sa thải vài ngày sau đó.

“Tôi đã bắt đầu công ty tuyển dụng của riêng tôi, không phải để chứng minh là sếp của tôi sai mà vì tôi cảm thấy rất tin tưởng vào tầm nhìn của mình trong tương lai. Trong vòng hăm năm, tôi đã xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và tôi đã bán nó ngay sau đó, tập trung thậm chí nhiều hơn vào những cơ hội mà internet đưa cho các công ty mới và giải pháp tuyển dụng online của tôi”.

“Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi thấy thật hạnh phúc. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Mỗi lỗi lầm và mỗi sự lựa chọn đều có ảnh hưởng trên con đường bạn đi trong cuộc đời. Tôi đã bị thất bại và đứng lên mạnh mẽ hơn. Tôi đã học được gì? Không ai bị coi là quá trẻ để có được tầm nhìn cho một công ty”.

7. Peter Guber – CEO của Mandalay Entertainment, đồng sở hữu Golden State Warriors quyết định không ký hợp đồng với Jeremy Lin

Công ty của ông đã không ký hợp đồng với Jeremy Lin vào năm ngoái và có rất nhiều người đã chỉ trích ban điều hành Warriors về quyết định này. Vào cuối năm, cầu thủ bóng rổ Lin đã quyết định quay lại Houston với một hợp đồng rất hất dẫn, nơi mà anh có thể chơi tốt để trở thành người đóng góp cho đội bóng đó.

Những câu chuyện và sự chán nản của những người phản đối đã biến mất khi đội bóng của ông đã có những thay đổi đáng kể, tiến bộ hơn và 30 trận đầu cuối vé đều được bán hết sạch

“Những điều này chứng minh một điều rằng bạn đừng nên lo lắng về những người phản đối. Hãy theo đuổi những gì bạn nghĩ và đừng để bị điều khiển bởi những lời đồn đại bàn tán và sự suy đoán từ giới truyền thông. Họ là những phần bên ngoài và không quan trọng. Chơi bóng và chiến thắng sẽ biến những người phản đối trở thành những người ủng hộ”.

8. Adam Lashinky – Biên tập viên của Forrtune bỏ lỡ cơ hội khi không kiên lạc với mà cấp trên đề xuất

Anh đã từng lỡ cơ hội khi không gọi cho người mà sếp yêu cầu.

“Lúc đó tôi mới ngoài 20 tuổi. Tổng biên tập của tôi là David Snyder đã gọi tôi vào văn phòng và đưa cho tôi một tờ giấy với những con số trên tờ giấy đó và gợi ý cho tôi rằng hãy họi cho người đó”.

“Tôi không nhớ chính xác tại sao khi đó tôi đã không gọi điện cho người mà David gợi ý cho tôi. Vài tuần sau, David gọi tôi vào văn phòng lần nữa, cho tôi xem bài báo trên Wall Street Journal với nguồn mà chính ông ấy đã gợi ý cho tôi liên lạc. Ông ấy không la mắng tôi nhưng tôi đã rất xấu hổ”

“Sau giây phút đó cho đến tận ngày nay, khi sếp của tôi đề xuất tôi liên lạc với bất kì ai, tôi đều ưu tiên việc đó. Tôi sẽ gọi điện hoặc gửi email. Bất cứ mọi việc đều có thể xảy ra sai sót nhưng nếu không thực hiện, bạn sẽ không thể thành công”

9. Chuyên gia tiền tệ Jennifer Openshaw đã làm đổ cốc cà phê lên chiếc áo của mình ngay trước khi xuất hiện trên truyền hình trực tiếp

Openshaw đang trên đường đến đài CBS ở Los Angeles để xuất hiện với tư cách một khách mời thì cô bị đổ cà phê lên người. Cô ấy đã không biết phải làm gì và cuống quýt hết cả lên.

“Được thôi, có thể đây không phải vấn đề gì quá quan trọng nhưng bạn biết không, tất cả mọi người đều đã sẵn sàng. Bạn còn chẳng tưởng tượng nổi viễn cảnh sẽ như thế nào khi bạn không chuẩn bị tốt đúng không? Hay thậm chí là không thèm chuẩn bị gì? Đó là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà chúng ta mắc phải và rõ ràng là điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta”.

“Trong lần lái xe sáng hôm đó đến Channel 2 và với tất cả những lần xuất hiện của tôi, đáng lẽ tôi nên có một bộ quần áo dự phòng cho mình. Có thể bạn sẽ không làm đổ cà phê lên người như tôi nhưng cho dù bạn làm gì hay ở bất cứ vị trí nào trong cuộc sống hay công việc thì bạn hãy luôn nhớ rằng phải luôn sẵn sàng. Hãy tập trung vào cái đang ở trước mặt bạn, và đừng quên hỏi chính mình rằng: tôi đã sẵn sàng cho việc này chưa, phương án dự phòng của mình là gì?”

10. Giáo sư Jonah Berger tại Wharton đã bị sa thải bởi chính nhân viên của mình 

Khi Berger quyết định dành một kì để học ở nước ngoài, ông đã giao công ty đang ăn nên làm ra của mình cho Giám đốc tài chính của công ty và đề nghị ông ta hãy vận hành mọi thứ cho thật tốt đến khi Berger quay trở lại.

Nhưng nhân viên của ông đã có kế hoạch khác. Ông chia sẻ: “Sau khi tôi rời đi, nhóm họp đã quyết định rằng việc tôi điều hành công ty khi vắng mặt sẽ không thể tiến hành được. Hóa ra tôi đã đánh giá thấp tầm quan trọng của việc luôn túc trực cùng với đội của mình. Tôi đã thay đổi kế hoạch và mọi việc lại ổn trở lại, nhưng họ cũng quyết định thay đổi kế hoạch của họ. Họ đã sa thải tôi”.

“Tôi đã kiệt quê vô cùng. Tổ chức này là cuộc đời tôi. Tôi đã cống hiến hết tất cả những nguồn năng lượng sáng tạo vào đó và bây giờ thi tôi sắp phải ra đi. Nhưng tôi đã ra đi”.

“Lúc đầu thực sự là khó khăn nhưng tôi đã bắt đầu tìm kiếm những điều khác thu hút sự tập trung của tôi. Sau khi đọc xong quyển sách “The Tipping Point” tôi đã quyết định rằng tôi muốn học nhiều hơn về các xu hướng và tại sao có những thứ trở nên phổ biến và được ưa chuộng đến vậy. Một giáo sư ở trường kinh tế cũng đã đang thực hiện một nghiên cứu có liên quan và vì thế tôi đã ngỏ lời giúp ông”.

“11 năm sau, tôi là một giáo sư Marketing tại trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Chúng tôi đã nghiên cứu về những bí ẩn nằm sau những lời nói, và đã khám phá ra tại sao những thứ được ưa chuộng lại trở nên không còn được ưa thích nữa, và thậm chí đã xuất bản cả một quyển sách về vấn đề tại sao mọi thứ lại trở nên được yêu thích đến như vậy”

“Bị sa thải là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với tôi. Nếu tôi không bị “đá” đi như vậy, thì có lẽ tôi đã không thể khám phá ra con đường sự nghiệp mà đã mang đến cho tôi chỗ đứng ngày hôm nay. Chắc chắn rồi, bị sa thải rất đau, luôn luôn rất đau. Nhưng thất bại cũng chỉ là thất bại mà thôi. Nó không phải là kết thúc của cậu chuyện, mà là bắt đầu của một chương mới”.

Phong Linh

kyanh

BusinessInsider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên