Sếp VietBank: “Đừng quên phá sản là cơ chế tích cực”
Lãnh đạo một ngân hàng nói việc tín dụng tăng trưởng thấp là hệ quả, chứ không phải nguyên nhân tạo ra khó khăn...
“Dù không mong muốn, các doanh nghiệp khó khăn không thể phục hồi lại hoạt động của mình thì nên lựa chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản để rút lui khỏi thị trường. Lâu nay chúng ta quên rằng, giải thể, phá sản là những cơ chế tích cực của thị trường, có tác dụng giảm bớt hậu quả xấu cho xã hội. Cũng chính qua quá trình giải thể, phá sản, doanh nghiệp có thể có cơ hội được cơ cấu lại”.
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Duy Hưng, Phó chủ tịch Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) khi trao đổi với VnEconomy, liên quan đến việc tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay từ âm đến rất thấp.
Ông Hưng nói:
- Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo số liệu được công bố gần đây là rất thấp, tăng 2,14% tính đến cuối tháng 4/2013, gây lo lắng cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các chuyên gia. Nếu chỉ nhìn vào con số, thì thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là bất thường so với các năm.
Nhưng theo tôi thì không nên chỉ nhìn vào con số hiện tại, cần đánh giá tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong suốt giai đoạn nhiều năm qua, xét vấn đề tăng trưởng tín dụng trong tổng thể các yếu tố khác như cơ cấu kinh tế, hoạt động và phát triển của thị trường và các doanh nghiệp Việt Nam…
Ông có thể nói rõ hơn về góc nhìn đó không?
Chúng ta thấy, nhiều năm liền, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ở mức rất cao, như năm 2007 tới 53,98%, năm 2008 là 23,38%, năm 2009 là 37,53%, năm 2010 là 31,19%. Sau đó, tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng dù tốc độ tăng giảm đi như năm 2011 là 10,9%, năm 2012 là 8,91%.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của kinh tế thế giới, bất ổn của kinh tế vĩ mô, việc tăng trưởng tín dụng quá nóng, tập trung vào bất động sản, chứng khoán, cộng với xu hướng đầu tư dàn trải, nặng về quy mô, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn… đã gây ra tình trạng nhiều doanh nghiệp khó khăn, không thể xử lý các tồn tại cũ, không thể phát triển mới, nợ xấu phát sinh. Chưa nói đến việc tăng trưởng, với nhiệm vụ xử lý, thu hồi nợ xấu thì ngay dư nợ hiện nay đang có cũng cần giảm đi.
Nhưng tăng trưởng tín dụng hiện nay được đặt ra như là để tiếp sức, tạo nguồn lực mới cho doanh nghiệp, thưa ông…
Đối với việc cho vay mới, mục tiêu của cấp tín dụng là tài trợ cho các mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả, có khả năng hoàn trả. Do tình hình thị trường, tình hình doanh nghiệp hiện tại, các mục tiêu này rất khó đạt được, các khoản vay đủ điều kiện để cho vay rất ít.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng thấp là hệ quả chứ không phải nguyên nhân tạo ra các khó khăn. Với các điều kiện như hiện nay, tăng trưởng tín dụng không phù hợp với khả năng hấp thụ của thị trường mới là bất bình thường, tạo thêm các nguy cơ cho một nền kinh tế vốn đang có nhiều vấn đề phải giải quyết.
Thị trường không tốt, các doanh nghiệp khó khăn dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp chứ không phải ngược lại. Nếu tiếp tục tài trợ tín dụng không phù hợp cho các doanh nghiệp sẽ làm thị trường xấu hơn, các doanh nghiệp khó khăn hơn.
Còn lãi suất, cũng không phải là nguyên nhân cản trở tăng trưởng tín dụng. Khả năng hấp thụ vốn, khả năng hoàn trả thấp là nguyên nhân cản trở tăng trưởng tín dụng.
Nhưng có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đang đứng trước áp lực, đang muốn thúc đẩy tín dụng tăng trưởng “đẹp” hơn sau những chật vật về mặt con số những tháng đầu năm. Còn ông thì thấy sao?
Có nhiều ý kiến nêu về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong việc tín dụng không tăng trưởng được. Để đánh giá, cần xem xét từ chức năng, quyền hạn của cơ quan này và mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các công cụ, các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu này có thể tác động đến việc tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng, nhưng không thể đóng vai trò quyết định đến việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên thực tế, nếu khả năng hấp thụ vốn, khả năng hoàn trả vốn vay là thấp.
Các ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, việc tăng trưởng tín dụng thấp trong khi vốn huy động ứ đọng gây thiệt hại cho chính hệ thống ngân hàng, trước khi gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Xét về lợi ích, các ngân hàng còn “khát khao” tăng trưởng tín dụng hơn là doanh nghiệp. Các ngân hàng cho vay trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi nợ, các điều kiện của khoản vay. Không đủ điều kiện thì không thể cho vay. Yêu cầu của tăng trưởng tín dụng là phải phù hợp và hiệu quả.
Vậy theo ông, lúc này cần phải làm gì để tín dụng tăng trưởng phù hợp và hiệu quả?
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, các giải pháp hỗ trợ của hệ thống các ngân hàng thương mại, chúng ta cần có các giải pháp thực hiện mục tiêu làm lành mạnh hóa thị trường, tạo cơ sở cho việc phục hồi, chứ không phải là tăng trưởng tín dụng bao nhiêu.
Các doanh nghiệp nên giảm bớt sự lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, chủ động cơ cấu lại thông qua việc thay đổi chủ sở hữu, kêu gọi thêm vốn chủ sở hữu từ bên trong, bên ngoài, tăng việc sử dụng tín dụng thương mại, kiên quyết cắt lỗ từ hàng tồn kho, các tài sản không sinh lời…
Dù không mong muốn, các doanh nghiệp khó khăn không thể phục hồi lại hoạt động của mình thì nên lựa chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản để rút lui khỏi thị trường. Lâu nay chúng ta quên rằng, giải thể, phá sản là những cơ chế tích cực của thị trường, có tác dụng giảm bớt hậu quả xấu cho xã hội. Cũng chính qua quá trình giải thể, phá sản, doanh nghiệp có thể có cơ hội được cơ cấu lại.
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Duy Hưng, Phó chủ tịch Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) khi trao đổi với VnEconomy, liên quan đến việc tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay từ âm đến rất thấp.
Ông Hưng nói:
- Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo số liệu được công bố gần đây là rất thấp, tăng 2,14% tính đến cuối tháng 4/2013, gây lo lắng cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các chuyên gia. Nếu chỉ nhìn vào con số, thì thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là bất thường so với các năm.
Nhưng theo tôi thì không nên chỉ nhìn vào con số hiện tại, cần đánh giá tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong suốt giai đoạn nhiều năm qua, xét vấn đề tăng trưởng tín dụng trong tổng thể các yếu tố khác như cơ cấu kinh tế, hoạt động và phát triển của thị trường và các doanh nghiệp Việt Nam…
Ông có thể nói rõ hơn về góc nhìn đó không?
Chúng ta thấy, nhiều năm liền, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ở mức rất cao, như năm 2007 tới 53,98%, năm 2008 là 23,38%, năm 2009 là 37,53%, năm 2010 là 31,19%. Sau đó, tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng dù tốc độ tăng giảm đi như năm 2011 là 10,9%, năm 2012 là 8,91%.
Thị trường không tốt, các doanh nghiệp khó khăn dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp chứ không phải ngược lại. Nếu tiếp tục tài trợ tín dụng không phù hợp cho các doanh nghiệp sẽ làm thị trường xấu hơn, các doanh nghiệp khó khăn hơn.Ông Nguyễn Duy Hưng
Trong bối cảnh ảnh hưởng của kinh tế thế giới, bất ổn của kinh tế vĩ mô, việc tăng trưởng tín dụng quá nóng, tập trung vào bất động sản, chứng khoán, cộng với xu hướng đầu tư dàn trải, nặng về quy mô, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn… đã gây ra tình trạng nhiều doanh nghiệp khó khăn, không thể xử lý các tồn tại cũ, không thể phát triển mới, nợ xấu phát sinh. Chưa nói đến việc tăng trưởng, với nhiệm vụ xử lý, thu hồi nợ xấu thì ngay dư nợ hiện nay đang có cũng cần giảm đi.
Nhưng tăng trưởng tín dụng hiện nay được đặt ra như là để tiếp sức, tạo nguồn lực mới cho doanh nghiệp, thưa ông…
Đối với việc cho vay mới, mục tiêu của cấp tín dụng là tài trợ cho các mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả, có khả năng hoàn trả. Do tình hình thị trường, tình hình doanh nghiệp hiện tại, các mục tiêu này rất khó đạt được, các khoản vay đủ điều kiện để cho vay rất ít.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng thấp là hệ quả chứ không phải nguyên nhân tạo ra các khó khăn. Với các điều kiện như hiện nay, tăng trưởng tín dụng không phù hợp với khả năng hấp thụ của thị trường mới là bất bình thường, tạo thêm các nguy cơ cho một nền kinh tế vốn đang có nhiều vấn đề phải giải quyết.
Thị trường không tốt, các doanh nghiệp khó khăn dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp chứ không phải ngược lại. Nếu tiếp tục tài trợ tín dụng không phù hợp cho các doanh nghiệp sẽ làm thị trường xấu hơn, các doanh nghiệp khó khăn hơn.
Còn lãi suất, cũng không phải là nguyên nhân cản trở tăng trưởng tín dụng. Khả năng hấp thụ vốn, khả năng hoàn trả thấp là nguyên nhân cản trở tăng trưởng tín dụng.
Nhưng có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đang đứng trước áp lực, đang muốn thúc đẩy tín dụng tăng trưởng “đẹp” hơn sau những chật vật về mặt con số những tháng đầu năm. Còn ông thì thấy sao?
Có nhiều ý kiến nêu về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong việc tín dụng không tăng trưởng được. Để đánh giá, cần xem xét từ chức năng, quyền hạn của cơ quan này và mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các công cụ, các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu này có thể tác động đến việc tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng, nhưng không thể đóng vai trò quyết định đến việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên thực tế, nếu khả năng hấp thụ vốn, khả năng hoàn trả vốn vay là thấp.
Các doanh nghiệp nên giảm bớt sự lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, chủ động cơ cấu lại thông qua việc thay đổi chủ sở hữu, kêu gọi thêm vốn chủ sở hữu từ bên trong, bên ngoài, tăng việc sử dụng tín dụng thương mại, kiên quyết cắt lỗ từ hàng tồn kho, các tài sản không sinh lời…Ông Nguyễn Duy Hưng
Các ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, việc tăng trưởng tín dụng thấp trong khi vốn huy động ứ đọng gây thiệt hại cho chính hệ thống ngân hàng, trước khi gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Xét về lợi ích, các ngân hàng còn “khát khao” tăng trưởng tín dụng hơn là doanh nghiệp. Các ngân hàng cho vay trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi nợ, các điều kiện của khoản vay. Không đủ điều kiện thì không thể cho vay. Yêu cầu của tăng trưởng tín dụng là phải phù hợp và hiệu quả.
Vậy theo ông, lúc này cần phải làm gì để tín dụng tăng trưởng phù hợp và hiệu quả?
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, các giải pháp hỗ trợ của hệ thống các ngân hàng thương mại, chúng ta cần có các giải pháp thực hiện mục tiêu làm lành mạnh hóa thị trường, tạo cơ sở cho việc phục hồi, chứ không phải là tăng trưởng tín dụng bao nhiêu.
Các doanh nghiệp nên giảm bớt sự lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, chủ động cơ cấu lại thông qua việc thay đổi chủ sở hữu, kêu gọi thêm vốn chủ sở hữu từ bên trong, bên ngoài, tăng việc sử dụng tín dụng thương mại, kiên quyết cắt lỗ từ hàng tồn kho, các tài sản không sinh lời…
Dù không mong muốn, các doanh nghiệp khó khăn không thể phục hồi lại hoạt động của mình thì nên lựa chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản để rút lui khỏi thị trường. Lâu nay chúng ta quên rằng, giải thể, phá sản là những cơ chế tích cực của thị trường, có tác dụng giảm bớt hậu quả xấu cho xã hội. Cũng chính qua quá trình giải thể, phá sản, doanh nghiệp có thể có cơ hội được cơ cấu lại.