MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sự thật chuyện 'Đi đâu cũng thấy CEO gốc Ấn'

11-03-2014 - 10:10 AM |

Toàn cầu hóa, trọng dụng nhân tài ở khắp nơi.

Nội dung nổi bật:

- Lại bàn chuyện "ông lớn Hoa Kỳ" chọn tân CEO Ấn Độ của Microsoft, nhiều người hỏi có chắc Ấn Độ là cái nôi sinh ra các CEO khi mà trên thực tế, số lượng CEO Ấn ở các công ty nước ngoài khá khiêm tốn.

- Số lượng không nhiều, nhưng đâu đâu trọng dụng CEO nước ngoài. Đây là kết quả của toàn cầu hóa.

- Qua việc bổ nhiệm CEO Ấn Độ, Microsoft muốn gửi tới thông điệp "trọng nhân tài không kể xuất xứ".


Việc Satya Nadella được bổ nhiệm làm tân CEO tập đoàn Microsoft được báo giới "chúc mừng" khắp nơi bằng những tựa đề như "Tại sao đi đâu cũng gặp CEO gốc Ấn", "Ấn Độ: đất nước xuất khẩu CEO"... 

Nhưng người Ấn đã thực sự vươn lên đứng đầu những tập đoàn lớn nhất thế giới hay chưa? Dữ liệu phân tích của Fortune Global 500 cho thấy, vào giữa năm 2013, trong số những doanh nghiệp lớn nhất thế giới xét về doanh thu, chỉ có vẻn vẹn ba doanh nghiệp phi Ấn Độ được CEO người Ấn điều hành, đó là: Arcelor Mittal (CEO Lakshmi Mittal), Deutsche Bank (CEO Anshu Jain), và PepsiCo (CEO Indra Nooyi). Con số này ngang với những doanh nghiệp phi Brazil, phi Nam Phi mà được CEO Brazin, CEO Nam Phi điều hành.

Ấn Độ là cái nôi của CEO?

Vậy số lượng khiêm tốn của những người Ấn đứng đầu các doanh nghiệp phi Ấn Độ trong Fortune Global 500 có đồng nghĩa với việc lời khẳng định "Được lớn lên tại Ấn Độ là được chuẩn bị đặc biệt để làm quản trị sau này" của C. K. Prahalad là sai? Không hẳn là như vậy. 

Rõ ràng người Ấn đã và đang vươn ra thế giới, đạt được nhiều thành công đáng kể trong ngành quản trị ở nước ngoài. Tại Thung lũng Silicon, tỉ lệ các start-up do người Ấn làm chủ tăng từ 7% (những năm 1980) lên ít nhất 13% (những năm 1990), có nơi còn ước tính 25%, mặc dù Ấn Độ chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số Hoa Kỳ. 

Có ước tính còn chỉ ra, thu nhập cố định hàng năm của cộng đồng người Ấn Độ ở đây ngang với một phần ba GDP của Ấn Độ, nhiều người trong số đó đến từ Thung lũng Silicon.

Toàn cầu hóa, đi đến đâu cũng cần nhân tài

Vấn đề còn nằm ở chỗ các công ty lớn nhất thế giới đang tích cực toàn cầu hóa đến nỗi nguồn gốc quốc tịch không còn là yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ai làm CEO nữa. 

Xu hướng trọng dụng CEO nước ngoài của các doanh nghiệp cũng liên quan tới quan tính cởi mở với thương mại, dòng vốn, dòng thông tin và nguồn nhân lực của quốc gia đó.

Chỉ có 13% các công ty có trụ sở ngay trong nước thuộc danh sách Fortune Global 500 được điều hành bởi những CEO nước ngoài nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp châu Âu đều có CEO nước ngoài. Mỹ cũng tương tự, nhưng xếp giữa châu Âu và Nhật Bản.


Danh xưng "nước xuất khẩu CEO" của Ấn Độ phải được đặt cạnh số lượng khiêm tốn những doanh nhân phi Ấn Độ điều hành các công ty lớn tại nước này. Sau khi lãnh đạo tập đoàn Tata Motors, Karl Slym qua đời, trong số tám công ty Ấn Độ thuộc nhóm Fortune Global 500, không một công ty nào có CEO là người gốc Ấn. Nói chung, chỉ có ba trong số 112 doanh nghiệp thuộc nhóm Fortune Global 500 có trụ sở tại các nước BRIC hoạt động dưới sự lãnh đạo của CEO không phải người bản xứ mà thôi!

Khi doanh nghiệp tại các nước này tìm cách trở nên khác biệt hóa và xây dựng thương hiệu tại những nền kinh tế phát triển chứ không còn tập trung cạnh tranh dựa trên nguồn vốn thấp kém trong nước, đó là tín hiệu gửi tới các nhân tài ngoại quốc rằng triển vọng sự nghiệp của họ sẽ ngày một trở nên quan trọng.

Trọng dụng người tài, bất kể xuất thân

Quay lại với câu chuyện "ông lớn Hoa Kỳ" chọn CEO Ấn Độ của Microsoft, người ta ước tính rằng hơn một phần ba lực lượng lao động của tập đoàn này là người gốc Ấn Độ. Một nửa doanh thu Microsoft kiếm được nằm bên ngoài Hoa Kỳ. Việc bổ nhiệm CEO là người nước ngoài vẫn là một việc làm đặc biệt, nhưng đây lại là Microsoft và một CEO gốc Ấn, điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Đây là một thông điệp tích cực tới những nhân tài trong toàn bộ tập đoàn: Đây là một công ty không quan trọng anh đến từ nơi đâu, bất kể ai có tài năng đều có thể vươn tới đỉnh cao.

Thùy An

kyanh

HBR

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên