Tại sao không nên thuê người quá thông minh?
Những người có kết quả học tập quá xuất sắc và chỉ số IQ cao thường khó rút ra bài học sau những sai lầm họ mắc phải.
- 11-08-2014Nhà tuyển dụng muốn biết gì khi hỏi: ‘Sở thích của bạn là gì?’
- 17-07-2014Trả lời sao khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn ‘tự chê’ bản thân?
- 30-07-2014Sếp công nghệ: Tôi tha thiết tìm một ứng viên biết kể chuyện
- 23-07-2014Chiêu phỏng vấn lợi hại của một sếp công nghệ: Từ chối và chờ thái độ của ứng viên
CafeBiz xin gửi đến bạn đọc series "Tôi đi thuê" gồm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự do đích thân lãnh đạo cao cấp nhiều công ty lớn trên thế giới chấp bút.
Series "Tôi đi thuê" đăng định kỳ vào thứ tư hàng tuần.
“Thuê những người có trí tuệ sắc bén thường không tạo ra được kết quả công việc theo như bạn mong muốn” là suy nghĩ của Tim Askew, nhà sáng lập công ty bán hàng Corporate Rain International.
Bài viết dưới đây trích dẫn những chia sẻ sâu hơn của Tim Askew về quan điểm trên.
Tôi không nghĩ mình là con người giỏi về mặt học thức. Kể cả trong nghệ thuật kinh doanh, tôi chưa từng đăng ký một lớp học chỉnh chu về kinh doanh hoặc marketing ngoại trừ việc điều hành công ty của mình là CorporateRain International trong suốt 19 năm qua.
Cũng phải công nhận rằng sự thiếu thốn về kiến thức đôi khi làm tôi cảm thấy khó khăn khi vây quanh mình toàn những người “bằng cấp đầy mình” và IQ cao “ngất ngưởng”.
Mặc cảm tự ti đó đã gây ra không ít khó khăn cho tôi. Vài năm trước đây, khi CorporateRain International phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của cá nhân, tôi phải thuê một vài giám đốc điều hành với thời gian 3 năm.
Những thông tin trên CV đều cho thấy đây đều là những người thông minh hơn tôi, rất tự tin, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau khi tuyển dụng, kết quả công việc họ làm tại công ty lại không được như tôi mong đợi.
Tất cả họ đều mang lại gánh nặng cho công ty và gây ra những chi phí quá lớn. Công ty của tôi bị một phen “chao đảo” dưới sự chỉ đạo thông minh của họ.
Kể từ sau quyết định tuyển dụng sai lầm đó, tôi nhận ra rằng những vị giám đốc điều hành kể trên luôn muốn chứng tỏ rằng họ đúng hơn là tìm ra cách thiết thực để giải quyết các vấn đề tồn tại trong công ty. Đối với họ, những kỹ năng đơn giản giải quyết vấn đề hàng ngày chỉ là thứ yếu.
Tôi từng nghe Roger Martin, cựu hiệu trưởng của trường Rotman tại University of Toronto (Canada) viết về vấn đề này trong bài báo có tựa đề “Dạy người khôn biết lắng nghe” (1991), Martin trích dẫn lập luận của giáo sư Argiris rằng:
“… những người thông mình thường gặp khó khăn trong việc học hỏi. Khi có một vấn đề xảy ra, họ thường đổ lỗi cho những tác động ngoại cảnh hơn là xem xét những gì họ đã làm, họ tự hủy hoại bản thân khi lặp lại những lỗi đó”.
Giáo sư Martin nói thêm: “Trước khi đọc bài báo của Argyris tôi thường biện hộ cho những vấn đề trên bằng cụm từ ‘mặc dù thông minh nhưng họ thường mắc phải những vấn đề đó’. Sau khi đọc bài báo, kết luận của tôi là ‘bởi vì thông minh nên họ mới mắc phải vấn đề như vậy’.
Nói một cách khác, những người thông minh thường gặp khó khăn trong việc học hỏi, họ quá cứng nhắc khi tìm cách đưa ra một câu trả lời đúng và luôn bảo vệ cho nhưng gì họ tin tưởng.
Martin nhận xét rằng: "Các nhà lãnh đạo và quản lý cần thận trọng với những nhân viên luôn cho ý kiến của mình là đúng. Những người này cần trải nghiệm những thất bại và cả thành công để có thể rộng tầm mắt, có những góc nhìn mới. Mà những điều này lại thực sự gây khó khăn cho những người thông minh!".
>> Tuyển nhân viên chuẩn như Google
Vân Đàm