Vì sao Jeff Bezos trả 5.000 USD để một nhân viên... nghỉ việc?
“Một nhân viên nào đó chán ghét công việc và muốn từ bỏ. Ok, chúng ta sẽ trả tiền cho họ để làm việc đó”. Nhưng khẩu hiệu là: “Xin đừng nhận khoản ích lợi này!”
- 19-03-20145 'móng vuốt sắc nhọn' mà Jeff Bezos tạo nên 'con báo' Amazon
- 30-10-2013'Quy tắc hai chiếc pizza' - Bí mật của Jeff Bezos để có những cuộc họp hiệu quả
- 28-10-2011Jeff Bezos sẽ là Steve Jobs thứ hai?
- 18-12-2013Một con số đơn giản, giải thích vì sao Amazon dám bán rẻ Kindle
- 05-12-2013Nhân viên Amazon bị bóc lột như dưới địa ngục
- 02-12-2013Amazon sẽ giao hàng bằng máy báy không người lái
- 25-10-2013Những triết lý kinh doanh chứng tỏ CEO Amazon là một thiên tài
Vào tuần trước, CEO Jeff Bezos của Amazon – hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới có gửi một bức thư tới toàn thể cổ đông của công ty với nội dung: “Một nhân viên nào đó chán ghét công việc và muốn từ bỏ. Ok, chúng ta sẽ trả tiền cho họ để làm việc đó”.
Bức thư viết:
“Kế hoạch 'Trả tiền để bỏ việc' trên thực tế được sáng tạo và thực nghiệm tại Zappos (Hãng bán lẻ thương mại điện tử mới được Amazon mua lại). Tôi thấy nó hoàn toàn có thể áp dụng cho nhân viên làm việc trong các kho hàng của Amazon.
Mỗi năm, chúng ta dành một khoản hỗ trợ để trả cho nhân viên nào muốn nghỉ việc. Năm đầu tiên, khoản tiền này sẽ là 2.000 USD, mỗi một năm sau đó, con số này sẽ tăng thêm 1.000 USD cho đến lúc đạt 5.000 USD.
Tuy nhiên, khẩu hiệu quan trọng trong kế hoạch này sẽ là: 'Xin đừng nhận khoản ích lợi này!'.
Chúng ta không muốn nhân viên nghỉ việc, chúng ta luôn muốn họ gắn bó lâu dài. Mục đích sâu sắc của việc làm có vẻ “ngược đời” này chỉ là để khuyến khích nhân viên dành một chút thời gian suy nghĩ xem họ thực sự mong muốn điều gì trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc”.
Tuyên bố là thế, tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, hầu hết nhân viên làm việc tại các nhà kho, trung tâm vận chuyển của Amazon đều là tạm thời, và không được tính là nhân viên chính thức của Amazon.
Chính vì thế, kế hoạch “nghe có vẻ hấp dẫn” của CEO Jeff Bezos có vẻ không được áp dụng cho đại đa số người này. Trong khi đó, các kho hàng của Amazon đều rất lớn, các nhân viên tạm thời là người phải làm những ca dài hơi, lao động chân tay vất vả để có thể giải quyết hết các đơn hàng.
Trong một diễn biến khác, hiện lãnh đạo Amazon và các công nhân tại kho hàng lớn nhất Nevada đang diễn ra mâu thuẫn và phải nhờ đến sự phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ. Theo đó, các công ty trong kho hàng này đâm đơn kiện Amazon bởi quá trình kiểm tra quá nghiêm ngặt, tại nhiều chốt an ninh trong kho hàng với mục đích tránh xảy ra trộm cắp. Những người này cho rằng, việc kiểm tra rất tốn thời gian, và họ cần được trả lương cho những giờ chờ đợi đó.
>> 5 'móng vuốt sắc nhọn' mà Jeff Bezos tạo nên 'con báo' Amazon
Phong Linh