14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa
Với vô số quảng cáo ra đời hàng năm, không ít trong số đó đã để lại giá trị, vượt qua cả ý định ban đầu này. Thậm chí, nó còn làm thay đổi cả một nền văn hóa.
- 15-08-2014Harley Davidson: câu chuyện của hãng xe mô tô duy nhất nước Mỹ
- 14-08-2014Samsung tung quảng cáo ‘đá đểu’ Apple
- 14-08-2014Toyota Prado đã nhận "trái đắng" từ chủ nghĩa yêu nước như thế nào?
- 11-08-2014Miếng ngon quảng cáo Việt Nam trong tay doanh nghiệp ngoại
Quảng cáo trên báo in lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1704, khi có người cố gắng bán căn nhà của mình tại Long Island. Kể từ đó, ngành công nghiệp quảng cáo đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Theo người sáng lập Ogilvy & Mather, mục đích của quảng cáo là làm sao để tăng doanh số cho hàng hóa của bạn. Tuy nhiên, với vô số quảng cáo ra đời hàng năm, không ít trong số đó đã để lại giá trị, vượt qua cả ý định ban đầu này. Thậm chí, nó còn làm thay đổi cả một nền văn hóa.
Dưới đây, là 14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả nền văn hóa Mỹ và thế giới.
1907: Nước cam Sunkit
Thời điểm đầu những năm 1900, người trồng cam ở California gặp vấn đề lớn khi họ trồng ra quá nhiều cam so với nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy vào năm 1907, Hội trồng quả California đã tới gặp Albert Lasker tại công ty quảng cáo của ông để xin sự trợ giúp.
Giải pháp của Albert đó là quy tụ lại các nhãn hiệu trồng cam của California dưới một cái tên duy nhất: Sunkt. Quan trọng hơn, ông giúp họ quảng bá một phương thức sử dụng trái cây mới. Đó là nước cam.
Ngay lập tức, Sunkit dạy người tiêu dùng cách vắt nước cam và bán cho họ thứ nước bổ dưỡng này. Ngày nay, nước cam đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi bữa sáng của người Mỹ.
1916: TÔI MUỐN BẠN
Hình ảnh bác Sam được sử dụng rộng rãi để cổ vũ thanh niên Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
"Bác Sam" là hiện thân của nước Mỹ trong cuộc nội chiến 1812. Tuy nhiên, hình ảnh nổi tiếng nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng ngay ra trong đầu lại là tác phẩm của James Motgomery Flagg được xuất bản vào ngày 6/7/1916.
Hình ảnh người đàn ông tóc tắng, để râu, thắt nơ và đội mũ với dòng chữ "I WANT YOU" (tôi muốn bạn) đã trở nên phổ biến đến nỗi nó trở thành tờ poster phổ biến nhất thời chiến. Thư viện Quốc hội Mỹ cho biết có hơn 4 triệu tờ đã được in trong khoảng thời gian từ 1917 đến 1918.
Tổng thống Roosevelt thậm chí còn quyết định dùng poster này vào Thế chiến thứ 2.
1942: Chúng ta có thể làm được!
Đôi khi một chiến dịch quảng cáo lại có cuộc đời của riêng mình, vượt ra ngoài những dự định ban đầu của nhà sản xuất.
Điều đó đúng với quảng cáo nổi tiếng của Westinghouse Electric: "We Can Do It", với hình ảnh người phụ nữ khỏe mạnh, thậm chí là cơ bắp dành lấy công việc cho mình.
Ban đầu, bức hình này chỉ được sử dụng nội bộ để cổ vũ những nữ công nhân tại nhà máy của Westinghouse, nơi sản xuất mũ quân trang trong thế chiến 2. Bức hình này được liên hệ tới Roisie the Riveter, một hình tượng nữ công nhân sử dụng để kêu gọi phụ nữ lao động trong thế chiến.
Đến thập niên 80, bức hình này bắt đầu được sử dụng như một hình tượng về nữ quyền. Kể từ đó, nó được sử dụng để thể hiện ý tưởng người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, có khả năng xắn tay áo lên làm bất cứ công việc gì.
1947: Kim cương là vĩnh cửu
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta gọi kim cương là kim loại cứng nhất thế giới? Trên thực tế, việc chúng ta chọn kim cương khi mua một chiếc nhẫn đính hôn là do De Beers, tập đoàn sản xuất kim cương lớn của thế giới
Năm 1938, De Beers gặp nhiều khó khăn trong việc bán loại kim cương. Doanh số giảm liên tục trong vòng 2 thập kỷ. Khi cuộc Đại khủng hoảng cập bến, chỉ một vài người quan tâm tới những món đồ giành cho người giàu nhất.
Vì thế, De Beers đã thuê hãng quảng cáo N.W.Ayer để tìm cách định hướng lại kim cương giành cho những người Mỹ thu nhập trung bình.
Vào năm 1947, Frances Gerety của Ayer đã đưa ra câu slogan "A Diamond Is Forever" (Kim cương là vĩnh cửu). Cả cô và đồng nghiệp đều không ấn tượng với câu slogan này, nhưng vẫn sử dụng nó vào chiến dịch. Ngạc nhiên là ngay lập tức nó chạm đến người tiêu dùng Mỹ, những người nhanh chóng sử dụng kim cương như một biểu tượng của tình yêu, thay vì là một món trang sức xa xỉ.
Slogan của De Beers được đánh giá là một trong những slogan hay nhất thế kỷ 20.
1952: Give Yourself A Coffee Break!
Vào thập niên 50, một quảng cáo của Cục cà phê Mỹ khuyến khích người lao động nghỉ ngơi vào giữa ngày với dòng chữ: "Give Yourself a Coffee-Break – and Get What Coffee Gives to You. (Tạm dịch: "Hãy để bản thân nghỉ ngơi (coffee-break) - và tận hưởng những gì cà phê mang lại cho bạn"
Nó ngay lập tức trở thành hiện tượng. Dù thiết kể mẫu quảng cáo có phần thô cứng, nó lan tỏa rất nhanh chóng. "Chẳng bao lâu sau, giờ nghỉ trưa và chiều đã trở thành thông lệ, và được bảo vệ bởi pháp luật.
Năm 1964, hiệp hội công nhân ô tô thậm chí đã đe dọa đình công trừ khi coffee break được thêm vào trong hợp đồng. Tại Thụy Điển, coffee break dược gọi là fika.
1954: Người đàn ông Marlboro
Hình ảnh người đàn ông Marlboro đã củng cố danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng Marlboro, khi quả quyết thuốc là là dành cho tất cả những người đàn ông lạnh lùng, nam tính.
Bạn có thấy bất ngờ không khi ban đầu, Marlboro được biết tới như thuốc lá giành cho phụ nữ?
Vào những năm 50, một bằng chứng cho thấy tác hại của hút thuốc đã tạo áp lức cho ngành công nghiệp thuốc lá, khi trước đó thuốc là được quảng cáo là có lợi cho sức khỏe. Và slogan "nhẹ như tháng 5" của Marlboro cũ chắc chắn không còn phù hợp nữa. Vì thế vào năm 1954, hãng thuốc lá này đã đưa ra thương hiệu Marlboro Man cho nam giới, sản phẩm của công ty quảng cáo Leo Burnett Worldwide. Và với định hướng mới nhờ mẫu quảng cáo nam tính như chàng cao bồi này, doanh số của Marlboro đã tăng từ 5 tỉ USD vào năm 1955 lên 20 tỉ USD vào năm 1957.
1959: Nghĩ nhỏ
Chiến dịch "Think Small" của Volkswagen đến từ hãng quảng cáo Doyle Dane Berbach, đã tạo ra cuộc cách mạng trong cách các công ty kể chuyện cho người tiêu dùng. Nó đã tạo tiếng vang lớn trong thời kỳ tiêu dùng khối lượng lớn những năm 50.
Khi các nhà sản xuất ô tô khác liên tục quảng cáo những đặc tính cao cấp hơn cho sản phẩm, Volkswagen lại tập trung vào đặc điểm là làm chiếc xe ngày cảng nhỏ hơn, bền hơn, và công khai ý định của họ là hướng tới việc bán được hàng.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra những tính năng hoành tráng đến mức không thể tin được, rằng họ có thể thay đổi cuộc sống của khách hàng như thế nào, Volkswagen lại là tiếng nói của cá nhân và thực tế.
Chiến dịch quảng cáo đã khiến các nhà sản xuất ô tô phải xem lại mình. Và ngay sau đó, thay vì đi vào những chi tiết phi thực tế, thổi phồng sự việc, các nhà sản xuất đã chú trọng vào những chiến dịch tươi vui gần gũi hơn với người dùng.
(còn tiếp)