Lần đầu bán mang đi, McDonald's Việt Nam có hút được khách Việt?
Với những gì đã thể hiện, có thể thấy chiến lược của McDonald’s là phục vụ cho một phân khúc lớn của thị trường, hơn là tự làm khó mình trong một mảng thị phần nhỏ như cách Starbucks tiếp cận thị trường Việt Nam.
- 25-11-20134 yếu tố tạo một McDonald's ở Việt Nam
- 22-08-2013McDonald's và thử thách Việt Nam
- 26-07-2013Nhượng quyền kiểu McDonald's
- 20-12-2013McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên tại VN ở quận 1, TP.HCM
- 02-02-2013Cuộc chiến fastfood: Còn cơ hội cho doanh nghiệp Việt
- 29-11-2012Người Việt thời ra ngõ gặp...fastfood
Nội dung nổi bật:
- Khác biệt: Việc tuyên bố phục vụ theo mô hình Drive-thru và có sân chơi cho trẻ nhỏ của McDonald's được cho là nét khác biệt. Vấn đề là giải quyết nằm ở mức giá bán ra?
--> Thực ra, chúng ta vốn cũng đã quen với việc tấp vào lề đường mua gói xôi hay chiếc bánh mỳ mang đi. Với vị trí cửa hàng đầu tiên, có thể mục tiêu của McDonald’s là đón bắt lượng người di chuyển ra vào trung tâm lúc đi làm và giờ tan tầm.
- Cơ hội: Sức mạnh về tài chính và marketing của McDonald's có thể giúp hãng nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần ngành fast-food do room tăng trưởng còn lớn và tên tuổi McDonald's quá nổi tiếng.
Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s tại Sài Gòn đã được xác định tại vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với việc phục vụ 24/24, đưa vào mô hình drive-thru và khu sân chơi trẻ em, như vậy McDonald’s đang dần tạo những nét khác biệt khi bước vào thị trường fastfood Việt.
Xem thêm: McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên tại VN ở quận 1, TP.HCM
Nhận định về vị trí
Khu vực đặt cửa hàng đầu tiên của McDonald’s nằm trên một trong những con đường đông đúc nhất tại Sài Gòn, tuy nhiên, lại không quá gần những điểm hẹn hò quen thuộc của người dân thành phố (như khu vực nhà thờ Đức Bà hay nhà hát thành phố).
Có thể với yêu cầu mặt bằng rộng như vậy, họ không thể tìm được một vị trí trung tâm hơn, nhưng cũng có thể mục tiêu của McDonald’s là đón bắt lượng người di chuyển ra vào trung tâm lúc đi làm và giờ tan tầm.
Cửa hàng đầu tiên bao giờ cũng được chú ý nhất, bởi vì nó thể hiện đầy đủ phong cách, mục tiêu, chiến lược của chuỗi. Với một thương hiệu mạnh bước chân vào thị trường mới như Việt Nam, mục tiêu ban đầu của họ chắc chắn sẽ là giành lấy thị phần hơn là tìm kiếm lợi nhuận.
Do vậy, chiến lược về địa điểm thông thường sẽ là bó cụm lại với nhau, do đó những cửa hàng mới mở tiếp theo sẽ vẫn ở khu vực trung tâm, vì bên cạnh mục tiêu kinh doanh, nó sẽ đóng vai trò như các bảng quảng cáo và đồng thời giành giật khách hàng với những đối thủ khác.
Mô hình drive-thru có phù hợp?
Khá phổ biến tại Mỹ và châu Âu, nhưng những chuỗi fastfood như KFC, Burger Kings khi vào Việt Nam đều không áp dụng mô hình này, có lẽ họ chấp nhận phục vụ theo thói quen của người Việt Nam vốn yêu thích ăn tại chỗ hơn mua mang đi (take-away).
McDonald’s có lý do để tự tin với việc lựa chọn triển khai mô hình drive-thru ngay ở cửa hàng đầu tiên của mình, cho dù điều đó có nghĩa họ đặt cược vào việc thay đổi thói quen của một bộ phận người dân.
Thực ra, chúng ta vốn cũng đã quen với việc tấp vào lề đường mua gói xôi hay chiếc bánh mỳ mang đi, giờ đây có thêm một lựa chọn là burger McDonald’s cũng không phải là điều xa lạ, khác biệt chỉ là giá cả.
Thực ra, chúng ta vốn cũng đã quen với việc tấp vào lề đường mua gói xôi hay chiếc bánh mỳ mang đi. Với vị trí cửa hàng đầu tiên, có thể mục tiêu của McDonald’s là đón bắt lượng người di chuyển ra vào trung tâm lúc đi làm và giờ tan tầm. |
Cùng với drive-thru là khu sân chơi trẻ em, cho thấy một trong những khách hàng mục tiêu của cửa hàng McDonald’s là con nít. Trẻ em sẽ phải đi cùng bố mẹ, và bố mẹ thì thường sẽ không từ chối bất cứ yêu cầu nào của con cái. Mảng thị phần phục vụ trẻ em từ lâu là mảnh đất màu mỡ của các chuỗi thức ăn nhanh, dù cho họ luôn bị kết tội là nguyên nhân gây bệnh béo phì của trẻ nhỏ.
Khu vui chơi trẻ em, combo đồ chơi đi kèm với các suất ăn, family combo hay tổ chức tiệc sinh nhật trọn gói chắc chắn sẽ là những thứ được McDonald’s Việt Nam áp dụng trong mục tiêu phục vụ cho đối tượng khách hàng tiềm năng này.
Đánh giá cơ hội của McDonald’s
Với những tuyên bố ngay từ ban đầu và những thể hiện vừa qua, có thể thấy chiến lược của McDonald’s là phục vụ cho một phân khúc lớn của thị trường, hơn là tự làm khó mình trong một mảng thị phần nhỏ như cách Starbucks tiếp cận thị trường Việt Nam.
Xem thêm: McDonald's - Chờ ai, ai chờ?
Dù cho là kẻ đến sau và có khoảng cách nhất định với KFC, Lotteria hay Jollibee tại Việt Nam, nhưng sẽ không quá khó để McDonald’s chiếm lấy thị phần bởi vì ngành fastfood Việt Nam còn nhiều room tăng trưởng và bản thân thương hiệu đã là sức mạnh.
Với tiềm lực tài chính lớn đủ để hỗ trợ một chiến lược marketing dài lâu và hợp lý, chính những đối thủ khác mới phải dè chừng McDonald’s trong cuộc cạnh tranh trên thị trường fastfood giàu tiềm năng như Việt Nam.
Có 2 gợi ý để chống lại người khổng lồ McDonald’s.
Thứ nhất là chiến lược giá.
Burger Kings khi vào Việt Nam đã áp dụng triệt để chiến lược này, khi tung ra hàng loạt các kiểu khuyến mại (giảm giá, combo, tặng kèm phần đồ ăn, mua 1 được 2…) để có khi một chiếc burger giá chỉ còn loanh quanh 20.000đ.
Thứ hai là tấn công vào điểm yếu cố hữu của McDonald’s, chất lượng đồ ăn.
Từ xưa đến nay, dù về bản chất kinh doanh của các hãng fastfood là như nhau, nhưng với vị thế của người khổng lồ, McDonald’s luôn là tâm điểm chỉ trích của loại thức ăn không lành mạnh, không tốt cho sức khỏe và thường gây nên bệnh béo phì.
Với thói quen vốn quen dùng đồ ăn tươi, hẳn người tiêu dùng Việt sẽ không hài lòng nếu biết rằng những miếng burger thường dùng chất bảo quản, sấy khô và để đông lạnh một thời gian dài trước khi tiêu thụ.
Cái khó của McDonald’s Việt Nam là họ sẽ phải nhập đến 80% nguyên liệu. Điều này vừa làm tăng chi phí giá vốn, vừa phải tính toán thêm bài toán dự trữ thực phẩm. Tìm kiếm những nhà cung cấp địa phương chắc chắn sẽ là mục tiêu ưu tiên của McDonald’s trong thời gian tới.
Xem thêm: McDonald's và thử thách Việt Nam