Malaysia Airlines: Đổi tên có đổi phận?
Một chiếc máy bay chở khách bị mất tích, một chiếc khác bị bắn rơi và hơn 500 người bị thiệt mạng.
- 28-07-2014Malaysia Airlines tính chuyện đổi tên
- 25-07-2014Malaysia: Lật thuyền khiến 28 người mất tích
- 23-07-2014Malaysia Airlines chỉ còn sức cầm cự đến năm 2015?
Mất 2 máy bay và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, uy danh và độ tin cậy bị suy giảm - tất cả lại xảy ra đúng vào khi hãng hàng không này đang gặp khó khăn về kinh doanh và tài chính. Đó là hãng hàng không Malaysia Airlines của Malaysia.
Kinh doanh không thuận lợi ảnh hưởng đến uy danh và giá trị thương hiệu. Nhưng hai vụ thảm kịch nói trên mới làm cho thương hiệu này sa sút uy tín mạnh và nhanh hơn cả. Một khi bị đặt vào mối liên hệ với tai nạn và không may mắn, kể cả khi thảm kịch xảy ra không phải do lỗi của hãng hàng không, thì vô cùng nguy hiểm đối với thương hiệu.
Khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ của hãng hàng không khác hoặc hãng này phải mồi nhử họ bằng chấp nhận thua lỗ để giảm giá. Malaysia hiện trong tình trạng đó. Hãng tư vấn hàng không Thuỵ Sỹ Endau Analytics dự đoán mỗi ngày hãng Malaysia Airlines thua lỗ từ một đến hai triệu USD và cho rằng với dự trữ tiền mặt hiện có, Malaysia Airlines chỉ có thể cầm cự được tối đa 6 tháng nữa.
Chính phủ Malaysia là cổ đông chính của Malaysia Airlines. Để đối phó với nguy cơ bị tiêu vong, Chính phủ Malaysia và hãng Malaysia Airlines đang suy tính theo hướng đoạn tuyệt với cái dớp bất hạnh của Malaysia Airlines, hay nói theo cách khác là đổi tên thương hiệu với kỳ vọng đổi phận cho thương hiệu.
Dù từ Malaysia Airlines làm thành hãng hàng không mới hay liên danh liên kết Malaysia Airlines với đối tác trong hoặc ngoài nước nào đó thì cũng đều có nghĩa là từ bỏ thương hiệu. Tên mới, cơ cấu sở hữu vốn mới, công nghệ mới, đội ngũ quản lý mới - như thế có nghĩa là khởi đầu mới hoàn toàn.
Việc này nghe rất hợp lý, nhưng lại đã được làm vài lần ở thương hiệu này. Khi thành lập, nó mang tên Malayan Airlines, sau đổi thành Malaysian Airlines, rồi Malaysian Singapore Airlines trước khi mang tên Malaysia Airlines. Cho nên đổi tên có thể nhưng không thật chắc sẽ đổi được phận.
>> Malaysia Airlines đối mặt làn sóng hủy đặt chỗ
Kinh doanh không thuận lợi ảnh hưởng đến uy danh và giá trị thương hiệu. Nhưng hai vụ thảm kịch nói trên mới làm cho thương hiệu này sa sút uy tín mạnh và nhanh hơn cả. Một khi bị đặt vào mối liên hệ với tai nạn và không may mắn, kể cả khi thảm kịch xảy ra không phải do lỗi của hãng hàng không, thì vô cùng nguy hiểm đối với thương hiệu.
Khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ của hãng hàng không khác hoặc hãng này phải mồi nhử họ bằng chấp nhận thua lỗ để giảm giá. Malaysia hiện trong tình trạng đó. Hãng tư vấn hàng không Thuỵ Sỹ Endau Analytics dự đoán mỗi ngày hãng Malaysia Airlines thua lỗ từ một đến hai triệu USD và cho rằng với dự trữ tiền mặt hiện có, Malaysia Airlines chỉ có thể cầm cự được tối đa 6 tháng nữa.
Chính phủ Malaysia là cổ đông chính của Malaysia Airlines. Để đối phó với nguy cơ bị tiêu vong, Chính phủ Malaysia và hãng Malaysia Airlines đang suy tính theo hướng đoạn tuyệt với cái dớp bất hạnh của Malaysia Airlines, hay nói theo cách khác là đổi tên thương hiệu với kỳ vọng đổi phận cho thương hiệu.
Dù từ Malaysia Airlines làm thành hãng hàng không mới hay liên danh liên kết Malaysia Airlines với đối tác trong hoặc ngoài nước nào đó thì cũng đều có nghĩa là từ bỏ thương hiệu. Tên mới, cơ cấu sở hữu vốn mới, công nghệ mới, đội ngũ quản lý mới - như thế có nghĩa là khởi đầu mới hoàn toàn.
Việc này nghe rất hợp lý, nhưng lại đã được làm vài lần ở thương hiệu này. Khi thành lập, nó mang tên Malayan Airlines, sau đổi thành Malaysian Airlines, rồi Malaysian Singapore Airlines trước khi mang tên Malaysia Airlines. Cho nên đổi tên có thể nhưng không thật chắc sẽ đổi được phận.
>> Malaysia Airlines đối mặt làn sóng hủy đặt chỗ
Theo Thụy Vân