MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quay lưng với điện thoại di động và lý lẽ không thể chối cãi của Phó giáo sư “lập dị”

13-03-2017 - 19:25 PM | Tài chính quốc tế

Sẽ thật kỳ cục khi bạn vẫn đang sở hữu một chiếc điện thoại cục gạch trong thời đại smartphone ngày nay và càng khó để tưởng tượng bạn điên rồ ra sao khi đoạn tuyệt với điện thoại.

Việc không dùng điện thoại, đặc biệt với những người sinh sau năm 1970, thực sự là điều khó tưởng tượng. Tuy nhiên, một người trong độ tuổi này đã nói không với những chiếc điện thoại di động và nêu ra những lý do để khẳng định việc làm đó là đúng đắn. Philip Reed, Phó giáo sư Triết học tại trường cao đẳng Canisius ở Buffalo, New York, Mỹ có những chia sẻ ấn tượng về vấn đề này.

“Đầu tiên là chi phí. Không dùng điện thoại di động nghĩa là không có hóa đơn hàng tháng, không cần nâng cấp, không thuế hay không mất những khoản phí chuyển vùng dữ liệu khi thay đổi địa điểm. Trong thời buổi đồng tiền khó kiếm cũng như bất bình đẳng thu nhập càng tăng, việc mất một khoản tiền tương đối cho điện thoại đi động là điều ít cần thiết.

Điện thoại khiến con người kém giao tiếp với nhau.

Điện thoại khiến con người kém giao tiếp với nhau.

Thứ hai là vấn đề môi trường. Việc sản xuất điện thoại di động, cung cấp điện năng cho chúng và các thiết bị truyền tải cuộc gọi và Internet đều tạo ra lượng khí thải CO2 đáng kể. Ý tưởng cho rằng điện thoại di động chỉ hoạt động tốt trong vài năm lan truyền phổ biến, kéo việc điện thoại lỗi thời bị vứt bỏ. Chúng trở thành rác thải và rò rỉ các chất độc hại ra môi trường.

Đó là những lý do khách quan. Còn chủ quan, tôi không muốn dùng điện thoại di động vì quan điểm trái ngược với những người dùng chúng. Tôi không muốn giữ liên lạc với tất cả mọi người ở bất cứ lúc nào, bất kể nơi đâu. Tôi không muốn liên lạc với những ai mà tôi không thấy mặt. Điện thoại di động khiến người ta liên tục phải tạo ra các cuộc đàm thoại và nó cũng trở thành áp lực. Bất cứ ai liên tục dùng điện thoại đều hiểu được sự cám dỗ của nó và bất cứ ai đã từng nói chuyện với một người liên tục nhìn vào chiếc điện thoại cũng sẽ thấy điều bất ổn.

Giao tiếp với một người không có mặt là một sự xa cách, buộc tâm hồn phải tách khỏi thể xác. Chúng ta có thể nhận thấy sự nguy hiểm của vấn đề này khi vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại. Cũng không hiếm trường hợp bạn bè, người yêu phớt lờ sự hiện diện của nhau để phản hồi trên Facebook. Rồi người ta cũng chia sẻ mọi thứ, từ lúc ăn, lúc chơi đến tâm tư tình cảm cho tất cả mọi người cùng thấy.

Dù ngồi cạnh nhau nhưng thời gian chủ yếu được dành cho những chiếc điện thoại.

Dù ngồi cạnh nhau nhưng thời gian chủ yếu được dành cho những chiếc điện thoại.

Và rồi, các bậc cha mẹ muốn nhìn con gái trình diễn vở ballet trên màn hình điện thoại thay vì tới xem trực tiếp. Những người đi bộ trên đường phố, trò chuyện vui vẻ với nhau bỗng chốc trở thành những con người giao tiếp thông qua Bluetooth.

Điện thoại di động xâm nhập sâu rộng vào cuộc sống, ngăn con người ta hòa mình vào những gì xảy ra xung quanh. Sự ra đời của điện thoại thông minh đẩy điều này lên một cấp độ mới.

Điện thoại có tác động tới mối quan hệ giữa con người với con người và cả con người với chính bản thân mình. Việc hiểu mình, hiểu người đòi hỏi sự kiện nhẫn, đồng cảm và xúc cảm. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều có thể bị ức chế bởi điện thoại di động. Nó cũng khiến người ta không còn thời gian tự nhìn lại mình hay cảm thấy buồn chán trong lúc chời đợi – điều tôi nghĩ là cần thiết để cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một cuộc sống không có điện thoại di động không chỉ giúp giải phóng tâm trí mà còn có tác động tích cực tới cả cơ thể. Anaxagoras, nhà triết học người Hy Lạp cổ đại từng nói rằng, với đôi bàn tay, con người trở thành loài thông minh nhất trong tự nhiên. Tuy nhiên, dường như Anaxagoras không thể lường trước sự ra đời của điện thoại thông minh, thứ khiến đôi tay bị gò bó.

Với một chiếc smartphone, người ta có thể chơi đàn piano, làm vườn, đọc sách… trong khi đôi tay chỉ cần đưa đi đưa lại trên một diện tích rất nhỏ. Cách vận động của con người bị biến đổi hoàn toàn khi chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào smartphone.

Người ta muốn ngắm nhau qua màn hình hơn là nhìn nhau trực tiếp.

Người ta muốn ngắm nhau qua màn hình hơn là nhìn nhau trực tiếp.

Không có điện thoại di động, người ta cũng dễ dàng tập trung vào những gì ở trước mặt hơn, chẳng hạn như vợ chồng, con gái, công việc hay những món ăn trong bữa tối và khung cảnh xung quanh lúc đi dạo. Tôi cố gắng chọn cách làm việc có tư duy nên khi làm điều gì đó, tôi muốn mình thực sự có mặt ở đó.

Tất nhiên, không thể loại trừ việc sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm. Chúng ta có thể tắt chúng đi và bỏ qua tin nhắn, cuộc gọi hay những thứ khác. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một ý chí phi thường. Theo cuộc khảo sát gần đây, 82% người Mỹ tin rằng việc sử dụng điện thoại di động trong giao tiếp xã hội thường gây đau đớn nhiều hơn ích lợi. Tuy nhiên, 89% chủ nhân của những chiếc điện thoại vẫn sử dụng chúng trong những tình huống đó. Quay lưng với điện thoại giúp tôi đảm bảo mình sẽ không sử dụng chúng trong những tình huống không nên dùng.

Một số người nói rằng, nếu tôi từ chối dùng điện thoại di động, tôi nên ngừng dùng cả điện thoại để bàn. Đúng là điện thoại cố định cũng cho một số trải nghiệm tương tự điện thoại di động nhưng luôn có những giới hạn rõ ràng trong việc sử dụng thiết bị này. Ngay cả cái tên của nó cũng cho thấy bạn cần vận động để sử dụng thay vì một chiếc điện thoại di động luôn kè kè bên mình.

Ý nghĩa ban đầu của “kết nối” phản ánh mối quan hệ thực chất, một sự ràng buộc hoặc buộc chặt con người với nhau. Khi chúng ta sử dụng cụm từ này cho truyền thông di động, ý nghĩa chính của nó bây giờ lại hóa thành phép ẩn dụ. Chúng ta có thể làm mọi việc để kết nối thông qua điện thoại di động ngoại trừ việc nó ngăn cách chúng ta dù mặt đối mặt.

Dù chúng ta có hai bàn tay nhưng tôi tin rằng bạn không thể cầm điện thoại di động và bàn tay của người khác cùng lúc”.

Linh Anh

Business Insider

Trở lên trên