Quay quắt vì khủng hoảng năng lượng, quốc gia không xa Việt Nam quyết định quay lưng với khí đốt, lựa chọn phương án từng bị "thất sủng"
Sau nhiều năm gánh chịu tác động mạnh của khủng hoảng năng lượng, Thái Lan vừa quyết định đẩy nhanh chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, đưa tên mình vào danh sách các nước đẩy mạnh tận dụng gió và mặt trời để thu điện.
- 28-04-2023Trung Quốc bất ngờ xoay chuyển ‘quân bài’ năng lượng giữa cú sốc của Washington: Tình hình đang thay đổi rất nhanh
- 27-04-2023Ôm mộng tạo ra nguồn năng lượng gần như vô tận, các thiên tài như Jeff Bezos, Bill Gates... có đang mơ mộng hão huyền?
- 23-04-2023Nga bỏ hoàn toàn việc sử dụng đồng USD và đồng euro trong giao dịch năng lượng
- 18-04-2023Thực tế phũ phàng của nền kinh tế số 1 EU: Thiếu Trung Quốc thì không có xe điện, không chuyển đổi năng lượng
Ông Wattanapong Kurovat, tổng giám đốc Văn phòng Kế hoạch và Chính sách Năng lượng Thái Lan, cho biết quốc gia Đông Nam Á này đã buộc phải suy nghĩ lại về chiến lược năng lượng tái tạo của mình sau khi giá khí đốt tự nhiên tăng vọt vào năm ngoái. Và kế hoạch này đã thực sự mang lại cho nền kinh tế Thái Lan một điểm sáng.
“Khi chúng tôi kêu gọi các nhà máy năng lượng tái tạo nâng cao công suất hơn vào năm ngoái, chúng tôi thấy rằng chúng tôi thực sự có vấn đề. Chúng tôi không thể có thêm năng lượng với cơ sở hạ tầng hiện có”, ông Kurovat kể lại.
Để đối phó với khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhiều quốc gia đầu tư vào các mỏ than hoặc mỏ khí đốt. Tuy nhiên, có những quốc gia lại đặt cược vào những tấm pin mặt trời và tua bin gió để có thể độc lập năng lượng cao hơn. Thái Lan chọn con đường thứ 2.
Là một phần của nỗ lực thúc đẩy an ninh năng lượng, tháng trước, chính phủ Thái Lan đã công bố những chính sách mạnh tay nhằm thúc đẩy công suất năng lượng gió và mặt trời vào năm 2030. Nhà chức trách hiện cũng lên kế hoạch để có thêm 3,67 gigawatt năng lượng tái tạo vào cuối năm nay.
Những gì đang diễn ra là một sự đảo ngược ở Thái Lan, quốc gia trước đây không mấy mặn mà với điện gió và điện mặt trời mà ưu tiên sử dụng khí đốt tự nhiên nhập khẩu. Thực tế, ở nhiều nền kinh tế mới nổi, các dự án năng luongj tái tạo cũng khó tìm được chỗ đứng khi mà lưới điện hạn chế, chưa có cơ chế và thiếu kinh phí.
Việc phụ thuộc vào khí tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu để sản xuất điện khiến chi phí năng lượng tăng cao khi giá biến động. Ở thời điểm hiện tại, giá điện trở thành vấn đề trong chiến dịch bầu cử ở Thái Lan. Nhiều người đã đề xuất giảm hóa đơn tiền điện nhằm đổi lấy sự ủng hộ của cử tri.
Thực tế, khi các hộ gia đình và doanh nghiệp gặp khó khăn, việc đầu tư cho năng lượng tái tạo trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ông Wattanapong tin rằng sau cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5, các kế hoạch đầu tư cho năng lượng tái tạo sẽ nhiều hơn bao giờ hết. Và đó được xem làm chìa khóa để Thái Lan có thể đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2065.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp sống Thị trường