Quốc gia Đông Nam Á chỉ bé bằng một tỉnh Việt Nam nhưng hút hết "đại bàng công nghệ về làm tổ": Vì sao?
Với diện tích còn bé hơn cả tỉnh nhỏ nhất của Việt Nam, đảo quốc này mới thực sự là cái tên đáng gờm về hút "đại bàng" công nghệ ở Đông Nam Á chứ không phải Malaysia hay Thái Lan.
- 14-10-2024Ngân hàng và cảnh sát khẳng định lừa đảo, cô gái vẫn quyết chuyển khoản 1,4 tỷ đồng, mất trắng rồi vẫn khăng khăng không bị lừa
- 14-10-2024Mặc chuyên gia 'dội gáo nước lạnh' vào tham vọng làm chủ cuộc đua 1.000 tỷ USD, láng giềng Việt Nam vẫn lập 2 kỷ lục mới
- 14-10-2024Tại sao không nắm trữ lượng lớn nhất nhưng siêu cường số 1 thế giới lại là gã khổng lồ “vàng đen” lớn nhất toàn cầu?
Từ lâu được coi là vùng đất công nghệ lạc hậu, Đông Nam Á đang nhanh chóng nổi lên như một trung tâm của ngành công nghiệp mới.
Các giám đốc điều hành của Apple, Microsoft và Nvidia nằm trong số những ông trùm công nghệ đã đi khắp khu vực trong những tháng qua, cam kết đầu tư hàng tỷ USD từ Indonesia đến Malaysia.
Nhưng không đâu có vị thế thu hút các ông lớn công nghệ hơn Singapore.
Hôm 10/10, OpenAI, tập đoàn công nghệ đứng sau công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT vừa tuyên bố mở văn phòng thứ hai tại Châu Á ở Singapore vào cuối năm 2024.
Sự mở rộng của OpenAI tại đây báo hiệu kế hoạch dài hạn của công ty nhằm khai thác nguồn nhân tài công nghệ ngày càng tăng của Singapore và củng cố sâu sắc hơn nữa vị thế trong khu vực.
Chỉ trước đó vài tháng, Google cũng hoàn thành trung tâm dữ liệu và mở rộng cơ sở hạ tầng đám mây tại Singapore với tổng giá trị đầu tư lên tới 5 tỷ USD. Hồi tháng 5, Amazon.com cũng công bố kế hoạch đầu tư trị giá 9 tỷ USD tại đây.
Dù chỉ là một quốc gia nhỏ bé, Singapore từ lâu đã nổi lên như một trung tâm công nghệ toàn cầu, được ví như Thung lũng Silicon của Châu Á.
Sau nhiều thập kỷ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản, Đông Nam Á nói chung và Singapore nói riêng đang thu hút nhiều khoản đầu tư công nghệ hơn bao giờ hết. Chỉ tính riêng các trung tâm dữ liệu, các công ty lớn nhất thế giới sẽ chi tới 60 tỷ USD tại đây trong vài năm tới.
Thung lũng Silicon của Châu Á
Singapore trước đây nổi tiếng là trung tâm trụ sở khu vực và đầu tư của các công ty đa quốc gia.
Một môi trường an toàn và ổn định; tọa lạc tại một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới; cùng khuôn khổ pháp lý được thiết kế cho các công ty công nghệ và doanh nhân là những lợi thế biến nơi đây trở thành địa điểm được lựa chọn cho nhân tài về công nghệ và vốn.
Bộ ba lợi thế của Singapore sẽ khó có thể sao chép ở nơi khác. Điều này được đánh giá sẽ định vị đất nước trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu trong nhiều năm tới, tận dụng thời cơ trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Khoảng 80 trong số 100 công ty công nghệ hàng đầu thế giới có sự hiện diện đáng kể tại hòn đảo nhỏ bé Singapore. Nhiều công ty trong số đó đã ở đây từ những ngày đầu, bao gồm Google, IBM và Microsoft.
Những công ty đã đến hoặc mở rộng đầu tư trong vài năm qua cũng nằm trong số các cái tên tăng trưởng nhanh nhất từ các trung tâm công nghệ toàn cầu như Zoom, Twitter, PayPal, Tencent, Alibaba và ByteDance.
Sự tràn vào ồ ạt của các công ty công nghệ càng tăng mạnh từ khi dịch Covid bùng phát. Theo Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), vào năm 2021, đầu tư nước ngoài vào Singapore đã phá vỡ kỷ lục 12 năm, với các doanh nghiệp cam kết đầu tư tổng cộng 17,2 tỷ đô la Singapore và dự kiến sẽ tạo ra hơn 19.000 việc làm tại đây.
Nền tảng vững chắc, danh tiếng thân thiện với doanh nghiệp và vị trí chiến lược tại trung tâm Đông Nam Á của Singapore tiếp tục giúp nước này trở thành địa điểm hấp dẫn cho các công ty công nghệ muốn khai thác các cơ hội ở Châu Á.
Singapore cũng là quê hương của những cá nhân công nghệ nổi tiếng như nhà đồng sáng lập Facebook Eduardo Saverin và nhà sáng lập Sea Group (công ty mẹ Shopee) Forrest Li.
Năm ngoái, một cuộc khảo sát của KPMG với những cá nhân trong ngành công nghệ toàn cầu đã xếp Singapore vào vị trí số một trong số các trung tâm đổi mới công nghệ bên ngoài San Francisco, đánh bại các thành phố như London, Tel Aviv, Tokyo, New York và Thượng Hải.
"Nếu Singapore chưa phải là Thung lũng Silicon của Châu Á thì chắc chắn quốc gia này cũng sắp đạt được điều đó", Abe Smith, giám đốc quốc tế của nền tảng Zoom, chia sẻ với TODAY.
Trái tim Đông Nam Á
Một trong những cái tên mới nhất gia nhập Singapore gần đây là công ty trí tuệ nhân tạo ByteDance, sở hữu ứng dụng video ngắn TikTok, được xếp hạng là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới.
Khi được hỏi lý do tại sao quyết định chuyển đến đây, người phát ngôn của ByteDance cho biết Singapore có môi trường kinh doanh thân thiện, tạo điều kiện cho sự đổi mới phát triển mạnh mẽ.
Singapore cũng là trung tâm để các tập đoàn công nghệ lớn xuyên phá Đông Nam Á.
"Singapore đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch xuyên phá Đông Nam Á. Đây là trụ sở của Lazada Group, trụ sở quốc tế của Alibaba Cloud và phần còn lại của hệ sinh thái Alibaba cũng được đại diện tại đây", một phát ngôn viên của Alibaba cho biết.
Phó Giáo sư Lawrence Loh từ Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ đang diễn ra, yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi thành lập cơ sở khu vực là tính trung lập về địa chính trị.
"Singapore là một pháo đài an toàn, không bị ảnh hưởng bởi bản chất thay đổi liên tục của các diễn biến trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu", ông nói.
Về phần mình, Leon Perera, giám đốc điều hành của Spire Research and Consulting cho rằng: "Không có nhiều trung tâm cạnh tranh mạnh trong khu vực. Hồng Kông phải đối mặt với nhiều vấn đề trong khi Thượng Hải có nhiều hạn chế đối với các nền tảng mạng xã hội".
Tại Đông Nam Á, Singapore nổi bật hơn các trung tâm cạnh tranh khác vì nhiều lý do - dễ tiếp cận nguồn nhân lực nói tiếng Anh, dễ kết nối, chính phủ có nhiều ưu đãi và hỗ trợ mạnh mẽ.
Nhưng Singapore không phải là không có hạn chế. Do giới hạn về mặt nhân khẩu học và xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề của quốc gia này khi muốn trở thành Thung lũng Silicon của Châu Á.
Nhịp sống thị trường