MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quốc gia Đông Nam Á này vừa trở thành thị trường chứng khoán tệ nhất thế giới

16-04-2019 - 14:03 PM | Tài chính quốc tế

Tình trạng đáng gây thất vọng của Chứng khoán Malaysia có thể kéo dài tới năm 2020.

Việc thu hút các nhà đầu tư toàn cầu đang ngày càng trở nên tệ hơn với chứng khoán Malaysia. Thị trường này bị đánh giá là tẻ nhạt và có thể gây thất vọng tới năm 2020, Samsung Asser cho biết trong một báo cáo mới công bố.

FTSE Bursa Malaysia KLCI, còn được biết đến như là FBM KLCI, đã giảm 14% so với mức kỷ lục vào tháng 5/2018. Kể từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã mất 3,5%, biến nó trở thành thị trường chứng khoán tệ nhất thế giới kể từ đầu năm tới nay. Việc chứng khoán toàn cầu bật tăng khi FED liên tiếp đình chỉ tăng lãi suất và thỏa thuận thương mại tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng không mang đến điều gì tươi sáng hơn.

"Malaysia có thể sẽ tiếp tục gây thất vọng trong năm tới khi chính phủ lên nắm quyền vào tháng 5/2018 đã tiến hành giảm nợ công bằng siết chặt chính sách tài khóa. Nó sẽ chưa thể thay đổi cho tới tháng 5/2020", Alan Richardson, nhà quản lý quỹ tại Samsung Asset có trụ sở ở Hồng Kông, nhận định.

Niềm hy vọng vào chứng khoán Philippines đã trở nên mờ dần trong một năm qua, kể từ khi ông Mahathir Mohamad trở thành thủ tướng của đất nước sau cuộc bầu cử khiến cả thế giới bất ngờ. Quyết tâm làm sạch chính phủ của vị tỷ phú ngoài 90 tuổi cùng nỗ lực cải thiện hoạt động kém hiệu quả đang khiến các nhà đầu tư cảm thấy khó khăn.

Chính quyền của ông Mahathir đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2019. Chính quyền này cũng đang thắt lưng buộc bụng để kiềm kế thâm hụt ngân sách.

Tuần trước, KLCI đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016 ngay cả khi giá dầu thô, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia này, tăng mạnh trong năm 2019. Cuối ngày 16/4, chứng khoán Malaysia cũng chưa có dấu hiệu được cải thiện.

"Lập luận Malaysia là quốc gia duy nhất ở châu Á được hưởng lợi từ giá dầu là sự ngụy biện. Giá dầu tăng là một sự tiêu cực với quốc gia này vì họ nhập khẩu nhiều sản phẩm từ dầu thô hơn là xuất khẩu. Chứng khoán Malaysia cũng không phản ứng gì với sự phục hồi của giá dầu", ông Richardson nhấn mạnh.

Trong năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán lượng cổ phiếu trị giá 500 triệu USD. Ngân hàng Trung ương nước này hồi tháng 3 cam kết duy trì chính sách tiền tệ phù hợp vì rủi ro toàn cầu đang đè nặng nên nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại này.

Tuy nhiên, Bharat Joshi, một nhà quản lý quỹ đầu tư Aberdeen Standard Investments có trụ sở tại Jakarta, Indonesia, cho rằng không phải bức tranh toàn những mảng màu tối. Trong vai trò trung lập với các cổ phiếu Malaysia, Joshi vẫn nhìn thấy những cổ phiếu có màu xanh. Đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và liên quan tới dầu mỏ.

Cổ phiếu xây dựng và cổ phiếu dầu khí tốt hơn hẳn so với phần còn lại của thị trường, nhất là sau khi Malaysia nối lại các cuộc đàm phán về dự án East Coast Rail Link cũng như sự phục hồi với giá cả hàng hóa.

Tuy nhiên, Joshi và Richardson cùng chia sẻ quan điểm rằng chính phủ mới chưa chứng minh được nhiều cùng với áp lực cảm tính đang đè nặng lên các doanh nghiệp. Thậm chí, chứng khoán Malaysia còn "không có gì để tích cực trong 12 tháng tới".

Linh Anh

Bloomberg

Trở lên trên