MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quốc gia giàu thứ 3 thế giới "đi ngược số đông": Muốn cấm ô tô điện, nói "không" với điều hòa, yêu thích tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu

27-06-2023 - 20:45 PM | Lifestyle

Quốc gia giàu thứ 3 thế giới "đi ngược số đông": Muốn cấm ô tô điện, nói "không" với điều hòa, yêu thích tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu

Tại quốc gia giàu “nứt đố đổ vách” này, điều hòa không bị cấm nhưng phải trải qua nhiều thủ tục lằng nhằng mới được dùng.

Trong Top.10 quốc gia và vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới năm 2023, Thụy Sĩ xếp thứ 3 với GDP bình quân đầu người là hơn 94.000 USD, chỉ đứng sau Luxembourg và Ireland. Không chỉ nổi tiếng là một đất nước giàu có bậc nhất thế giới, đất nước của đồng hồ hàng hiệu, của những ngân hàng uy tín nhất thế giới, của nền giáo dục tân tiến, đất nước Trung Âu này còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác mà có thể bạn chưa biết.

1. Không dùng điều hòa

Được ví như "công viên của thế giới", Thụy Sĩ thu hút lượng khách khổng lồ ghé thăm hàng năm. Tuy nhiên, khi đặt chân tới đây, nhiều du khách mới nhận thấy rằng đất nước Trung Âu này không có máy điều hòa nhiệt độ được lắp đặt ở các thành phố. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao? Liệu có phải thời tiết ở đây mát mẻ quanh năm nên không cần điều hòa?

Quốc gia giàu thứ 3 thế giới "đi ngược số đông": Muốn cấm ô tô điện, nói "không" với điều hòa, yêu thích tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu - Ảnh 1.

Người Thụy Sĩ không dùng điều hòa kể cả khi thời tiết nắng nóng. Ảnh: Internet

Trên thực tế, mặc dù nhiệt độ ở hầu hết các vùng của Thụy Sĩ tương đối ôn hòa nhưng nền nhiệt vẫn sẽ cao vào mùa hè. Dẫu vậy, việc lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ không được khuyến khích ở quốc gia này vì một lý do rất đơn giản, đó là để bảo vệ môi trường.

Người Thụy Sĩ cho rằng việc bật điều hòa làm tăng lượng khí Cacbonic vốn đã thải ra quá nhiều do các thiết bị hiện đại. Hơn nữa, freon và nhiều khí độc hại do điều hòa thải ra sẽ gây hại cho tầng ozon trong khí quyển và môi trường. Do đó, dù nóng đến đâu, người dân địa phương cũng chỉ dùng quạt điện hoặc quạt để xua đi cái nóng chứ không bao giờ chọn điều hòa.

Quốc gia giàu thứ 3 thế giới "đi ngược số đông": Muốn cấm ô tô điện, nói "không" với điều hòa, yêu thích tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu - Ảnh 2.

Chính phủ và người dân Thụy Sĩ đặc biệt quan tâm vấn đề môi trường. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, việc lắp đặt điều hòa tại Thụy Sĩ cũng sẽ gian nan hơn tại các quốc gia khác bởi bạn phải trải qua nhiều thủ tục lằng nhằng và cần xem xét quy định từng bang. Trong đó, Geneva là bang nghiêm ngặt nhất.

Chính phủ và người dân Thụy Sĩ đặc biệt quan tâm vấn đề môi trường.  Ở đất nước này, việc sử dụng các thiết bị có tác động đến môi trường thường bị cấm. Do đó, không quá ngạc nhiên khi các thống kê cho thấy chất lượng không khí ở đất nước này luôn ở mức tốt nhất thế giới.

2. Lên kế hoạch “cấm” ô tô điện

Khi nói đến các vấn đề môi trường, có thể nói Thụy Sĩ là một hình mẫu. Để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường xung quanh, người dân ở Thụy Sĩ rất ít người mua và sử dụng ô tô. Mọi người đều cố gắng đi bộ nhiều nhất có thể khi ra ngoài, hoặc chọn đi xe buýt và tàu điện ngầm để hạn chế lượng khí thải.

Quốc gia giàu thứ 3 thế giới "đi ngược số đông": Muốn cấm ô tô điện, nói "không" với điều hòa, yêu thích tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu - Ảnh 3.

Người dân Thụy Sĩ đều cố gắng đi bộ nhiều nhất có thể khi ra ngoài. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, Thụy Sĩ cũng đang lên kế hoạch cấm xe điện ở nước này trong khi phong trào phát triển xe điện đang nở rộ khắp nơi trên thế giới. Theo tờ The Telegraph, Thụy Sĩ hạn chế việc sử dụng ô tô điện trong tương lai là để chuẩn bị cho những ảnh hưởng của việc thiếu năng lượng. Các quan chức nước này đã soạn thảo một đề xuất hạn chế sử dụng điện để ngăn chặn tình trạng mất điện và cắt điện.

Theo The Economic Times, Thụy Sĩ phụ thuộc nhiều vào thủy điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Khoảng 60 phần trăm năng lượng của đất nước đến từ thủy điện. Thế nhưng, đất nước này vẫn phải nhập khẩu điện từ Pháp và Đức. Đây không phải là quốc gia duy nhất hiện nay ở châu Âu tìm cách giảm tiêu thụ năng lượng.

Quốc gia giàu thứ 3 thế giới "đi ngược số đông": Muốn cấm ô tô điện, nói "không" với điều hòa, yêu thích tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu - Ảnh 4.

Thụy Sĩ cũng đang lên kế hoạch cấm xe điện. Ảnh: Internet

Theo đề xuất, quốc gia này còn có kế hoạch hạn chế sử dụng năng lượng trong các tòa nhà và thậm chí có thể cấm các buổi hòa nhạc, biểu diễn sân khấu và các sự kiện thể thao để hạn chế tiêu thụ điện. Nếu chúng được triển khai, Thụy Sĩ sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới có biện pháp hạn chế ô tô điện.

3. Thích sử dụng tiền mặt

Hiện nay trên toàn cầu, nhiều khoản thanh toán đã được số hóa. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn là một phương thức thanh toán chủ yếu ở Thụy Sĩ.

Theo Citech.com, một nghiên cứu được công bố vào ngày 16 tháng 2 của Đại học St. Gallen và ZHAW cho thấy sau Covid-19, tiền mặt là phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất ở Thụy Sĩ. Theo kết quả nghiên cứu, 29% các khoản thanh toán hàng ngày tại Thụy Sĩ được thực hiện bằng tiền mặt. Trong khi đó, phương thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ chiếm 27% và thẻ tín dụng là 18%.

Quốc gia giàu thứ 3 thế giới "đi ngược số đông": Muốn cấm ô tô điện, nói "không" với điều hòa, yêu thích tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu - Ảnh 5.

Tiền mặt là phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất ở Thụy Sĩ. Ảnh: Internet


Nghiên cứu cũng cho thấy thói quen thanh toán tiền mặt này cũng có sự khác biệt ở các nhóm tuổi khác nhau. Những người dưới 30 tuổi sử dụng tiền mặt cho 28% các khoản thanh toán, trong khi con số này là 24% đối với những người từ 30 đến 44 tuổi và 38% với nhóm người trên 60 tuổi.

Nhận định về việc người Thụy Sĩ vẫn thích sử dụng tiền mặt bất chấp xu hướng số hóa của ngân hàng trên toàn cầu, chuyên gia thanh toán ZHAW Marcel Stadelmann cho rằng: “Một lời giải thích khả dĩ cho điều này là do người dân lo sợ về cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra vào mùa đông này nên nhiều người có thể muốn tự bảo vệ mình bằng cách tăng dự trữ tiền mặt.”

(Tổng hợp: Min.news, The Telegraph, The Economic Times citech.com)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên