Quốc gia nghèo khó ở Nam Mỹ đổi đời nhờ dầu mỏ: 11 tỷ thùng dầu bị ông lớn Mỹ nhanh tay ‘hốt trọn’, vẫn còn 25 tỷ thùng khác chờ ‘người đến sau’
Trữ lượng nhiều vô kể, chi phí sản xuất thấp bậc nhất thế giới, nơi đây đang trở thành "củ khoai nóng bỏng tay" cho các ông lớn năng lượng trên thế giới tham gia giành thị phần khai thác.
- 11-12-2022Có tới 20 triệu thùng dầu đang lênh đênh ngoài biển, EU đổ lỗi cho quốc gia này là nguyên nhân gây ra sự tắc nghẽn trên
- 13-10-2022Thêm một quốc gia nhiệt tình mua dầu chiết khấu cao của Nga - chuyên gia dự báo: 'Chẳng có lý do gì để các quốc gia mới nổi từ chối dầu Nga'
- 22-09-2022Trong khi châu Âu chật vật tìm kiếm năng lượng, một quốc gia châu Á lại đang có thừa và sẵn lòng bán lại cho EU
Bất chấp những dự đoán cho rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào thập kỷ tới, các công ty năng lượng quốc tế vẫn không ngừng đầu tư vào thăm dò và sản xuất loại nhiên liệu hóa thạch này.
"Bể" dầu lớn cuối cùng của thế giới?
Một khu vực đang khiến cả thế giới ngạc nhiên chính là lưu vực Guyana-Suriname. Một loạt các khám phá gần đây của ExxonMobil tại khu vực này đã thu hút sự quan tâm của nhiều ông lớn khác sau khi các kết quả khoan thăm dò không khả quan những năm 1960-1970 khiến nó bị các công ty năng lượng phớt lờ.
Nhưng khám phá gần đây ước tính có đến hơn 11 tỷ thùng dầu có thể khai thác tại lô Stabroek ngoài khơi Guyana cho thấy Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đã đánh giá quá thấp tài nguyên dầu tại lưu vực này. Có những dấu hiệu cho thấy đây chính là kho dầu ngoài khơi lớn cuối cùng của thế giới.
Trong một báo cáo hồi tháng 5/2001, USGS ước tính lưu vực Guyana-Suriname có trữ lượng khoảng 15 tỷ thùng dầu. Các phát hiện kể từ năm 2020 cho thấy con số này thấp hơn nhiều so với tiềm năng thực tế ở bể trầm tích này. Exxon đã phát hiện trữ lượng dầu ít nhất 11 tỷ thùng có thể khai thác ở lô Stabroek trong lô 58 gần đó được cho có trữ lượng lên đến 6,5 tỷ thùng.
Bản đồ một số "bể" dầu mỏ ngoài khơi Guyana.
Chỉ riêng phát hiện tại 2 lô này đã cho ra lượng dầu ước tính 28,5 tỷ thùng trong tổng số 30 lô trên khắp lưu vực Guyana-Surinam.
Các hoạt động khoan thăm dò đang được tiến hành với tốc độ chóng mặt tại Guyana, nơi chính phủ đã cung cấp các điều khoản rất có lợi cho Exxon - người dẫn đầu hoạt động khai thác ở khối Stabroek. Exxon hiện nắm giữ 45% lợi ích hoạt động trong khi các đối tác là Hess và CNOOC lần lượt nắm giữ 30 và 25% còn lại. Họ đã thực hiện 30 hoạt động khám phá và đang theo dõi sự tiến triển trong hoạt động khai thác ở khu vực này.
Ngoài lô Stabroesk với hơn 11 tỷ thùng dầu có thể khai thác, mỏ dầu Liza của Exxon tại đây cũng đang hơn bơm 360.000 thùng dầu/ngày ra thị trường, cao hơn nhiều so với công suất ghi trên giấy là 340.000 thùng.
Exxon cũng đang lên kế hoạch mở rộng khai thác tại lô Stabroek với các mỏ Payara và Yellowtail được cho bắt đầu hoạt động vào năm 2023 và 2025, bổ sung 470.000 thùng/ngày. Điều này sẽ giúp Exxon bơm ít nhất 800.000 thùng dầu mỗi ngày từ Guyana trong năm 2025.
"Miếng bánh" không thể bỏ qua của các ông lớn năng lượng
Sản lượng từ lô Stabroek sẽ tiếp tục tăng từ sau năm 2030. Tháng 10 năm nay, Exxon đã công bố các khám phá Sailfin-1 và Yarrrow-1 và tiếp tục đẩy mạnh khoan thăm dò. Tập đoàn này đặt mục tiêu hoàn thành 25 giếng vào cuối tháng 6/2023, tiếp theo là 35 giếng khác khi kế hoạch hiện tại hoàn tất.
Các chuyên gia dự báo sản lượng dầu của Guyana sẽ đạt 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2027 - biến quốc gia thuộc địa nghèo khó của Anh vượt qua Colombia trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 ở Mỹ Latin và Caribe. Công ty tư vấn Rystad Energy dự đoán sản lượng dầu của Guyana sẽ đạt 1,7 triệu thùng/ngày vào năm 2035 - vượt qua sản lượng khai thác ngoài khơi của Mỹ và trở thành nhà sản xuất dầu ngoài khơi lớn thứ 4 thế giới.
Các khoản đầu tư sẽ liên tục được rót vào Guyana với khoảng 800.000 người tham gia vào các dự án này. Trong số những công ty mới nhất muốn có phần trong “miếng bánh” Guyana, tập đoàn BP của Anh đã giành được hợp đồng để bán phần xăng dầu được sản xuất từ lô Stabroek của Guyana.
Các khoản đầu tư đang liên tục được rót vào Guyana, biến quốc gia nghèo khó này thành một cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.
Guyana là một trong những nơi có chi phí thấp nhất cho các công ty năng lượng hoạt động. Tập đoàn Exxon tuyên bố tàu Liza Destiny Floating Production Storage and Offloading (FPSO) với công suất 120.000 thùng/ngày đang bơm dầu với giá hòa vốn là 35 USD/thùng. Con số này đã giảm xuống còn 25 USD/thùng cho FPSO thứ 2 có tên Liza Unity với công suất 220.000 thùng/ngày, đưa vào hoạt động từ tháng 2/2022.
Hãng năng lượng lớn nhất thế giới kỳ vọng sẽ đạt sản lượng 1 triệu thùng/ngày tại đây vào năm 2030. Nhìn chung, giá hòa vốn để khai thác dầu ngoài khơi Guyana là 30-35 USD/thùng và sẽ giảm hơn nữa khi các cơ sở hạ tầng được nâng cấp.
Loại dầu nhẹ và ngọt trung bình được tìm thấy ở Guyana có chi phí tương đối thấp để chiết xuất và tinh chế, đặc biệt khi so sánh với loại dầu chua và nặng thường được tìm thấy ở Nam Mỹ. Điều này càng làm tăng sức hấp dẫn của việc đầu tư vào Guyana.
Với những lý do này, các phiên đấu giá khai thác dầu tới đây của Guyana sẽ thu hút sự chú ý đáng kể, đặc biệt là khi nước này đang đứng đầu bảng xếp hạng về sản lượng dầu được phát hiện trên toàn cầu kể từ 2015. Trên thực tế, ngoài lô Stabroek với 11 tỷ thùng dầu chở Exxon khai thác, người ta tin rằng 25 tỷ thùng khác đang chờ được khám phá.
Với việc Rydstad dự đoán Guyana sẽ bơm 1,7 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2035, quốc gia Nam Mỹ nghèo khó này sẽ nổi lên trở thành một trong 5 nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Nhịp sống thị trường