Quốc hội không đồng ý cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
Trong số 424 đại biểu tham gia bấm nút, chỉ có 234 đại biểu, tương đương 48,35%, đồng ý với quy định cho phạm nhân ra lao động ngoài trại giao theo quy định của Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
- 22-05-2019Dự án Luật Thi hành án hình sự sửa đổi: Giữ nguyên các điều khoản thi hành án tử hình
- 10-05-2019Tài sản thi hành án bị tẩu tán, trách nhiệm ngân hàng đến đâu?
- 05-05-2019Đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh
- 02-05-2019William Barr - Người thi hành pháp luật hay luật sư biện hộ của Trump?
Sáng 29/5, các đại biểu đã bấm nút lựa chọn thông qua hay không thông qua quy định cho phạm nhân ra ngoài lao động theo quy định của dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Với 234 đại biểu đồng ý, tương đương 48,35% và chưa quá bán, điều khoản này đã không được Quốc hội thông qua.
Cụ thể, trong 424 đại biểu tham gia bấm nút, chỉ có 234 đại biểu đồng ý, tương đương 48,25%. Số đại biểu không đồng ý là 180 đại biểu, tương đương 27,19%. Số đại biểu không tham gia ý kiến là 10 đại biểu, tương đương 2.07%.
Đưa phạm nhân ra ngoài lao động là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất của dự thảo luật Thi hành án hình sự sửa đổi. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng phạm nhân đi tù là để cải tạo chứ không phải để làm kinh tế. Bên cạnh đó, có những ý kiến bày tỏ quan ngại vấn đề an ninh, an toàn cho người dân khi cho phép các phạm nhân đang bị phạt tù ra ngoài lao động.
Tuy nhiên, một số đại biểu ủng hộ lại cho rằng việc đưa phạm nhân ra ngoài lao động là có lợi. Ngoài mặt kinh tế, nó có thể giúp cho các phạm nhân có nghề nghiệp ổn định để có thể bắt đầu lại cuộc sống sau khi mãn hạn cải tạo. Đối với vấn đề an ninh, an toàn, nhiều đại biểu cho rằng các trại giam thường biệt lập so với khu dân cư nên việc phạm nhân ra ngoài lao động không phải mối đe dọa thực sự với cộng đồng.
Một số đại biểu khác lại đề cập đến quyền lợi của tù nhân. Theo dự thảo luật, các phạm nhân có quyền chọn ra ngoài lao động hay không. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu quản giáo yêu cầu phạm nhân ra ngoài làm, họ không thể không đi.
Trong phần tranh luận khi dự thảo luật được đưa ra trước Quốc hội, Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) cho rằng phạm nhân những đối tượng đã có hành vi gây hại cho xã hội và bản chất của tù là cải tạo để nhận ra tội lỗi chứ không phải để tạo ra giá trị kinh tế. "Nếu để phạm nhân đi lao động, tạo ra tiền thì tôi e rằng việc đi tù sẽ không mang tính răn đe", ông Hùng bày tỏ.
Ngoài ra, việc chi trả thù lao cho phạm nhân cũng là vấn đề gây tranh cãi. Một số đại biểu cho rằng phải trả thù lao cho phạm nhân, ký hợp đồng lao động….
Bên cạnh đó, nguy cơ phạm nhân trốn trại cũng là điều nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn khi cho người đang chấp nhận phạt án tù ra ngoài lao động. Điều này cũng gây ra tâm lý lo ngại cho người dân ở những khu vực có các phạm nhân được đưa ra lao động.
Trí Thức Trẻ
- Quốc hội thông qua Luật Thi hành án hình sự sửa đổi: Phạm nhân sẽ có những quyền gì?
- Chuyện cổ phiếu "trà đá", cổ phiếu "rác" được đưa vào nghị trường Quốc hội
- ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Tôi ủng hộ UBCK Nhà nước thuộc Bộ Tài chính nhưng chủ tịch nên là Thứ trưởng
- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý thuế sửa đổi: Người nộp thuế có quyền gì?
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính phủ rút nội dung nghỉ ngày 27/7 khỏi dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi