Quốc hội thông qua bổ sung tội sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn vào Bộ luật Hình sự
Với tỷ lệ lệ 88,39% số các đại biểu có mặt tán thành, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV chiều 20/6 đã chính thức thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi. Một trong những điểm mới trong Bộ luật này là quy định xử lý hình sự với các hành vi vi phạm Luật an toàn thực phẩm.
- 04-06-2017Quốc hội thảo luận về vấn đề an toàn thực phẩm
- 17-05-2017Mỹ siết chặt nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam vì an toàn thực phẩm
- 11-04-2017Đối thoại an toàn thực phẩm: Ăn nhiều ớt gây ung thư hay phòng chống được ung thư?
Có ý kiến cho rằng, Luật an toàn thực phẩm đã quy định cụ thể về các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn. Do đó, đề nghị không liệt kê các công đoạn, nguyên liệu trong sản xuất, chế biến dẫn đến thực phẩm không an toàn trong BLHS.
Tuy nhiên báo cáo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết Điều 5 của Luật an toàn thực phẩm quy định 12 nhóm hành vi cấm nhưng không phải mọi hành vi cấm của Luật an toàn thực phẩm đều cần thiết phải hình sự hóa mà một số hành vi chỉ cần xử phạt vi phạm hành chính cũng bảo đảm răn đe, phòng ngừa.
Vì vậy, Điều 317 trong dự thảo Luật chỉ lựa chọn hình sự hóa một số hành vi cấm trong sản xuất thực phẩm mang tính phổ biến có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người hoặc hành vi nhập khẩu, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm an toàn, nhằm tránh xử lý hình sự quá rộng, dễ lạm dụng xử lý tràn lan nhưng cũng bảo đảm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đang diễn ra hết sức phức tạp hiện nay.
Ngoài ra trong thời gian góp ý sửa đổi, các đại biểu cũng có ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp nếu có hành vi vi phạm quy trình chế biến dẫn đến thực phẩm không an toàn, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng bị xử lý hình sự. Có ý kiến đề nghị bổ sung việc xử lý trường hợp kinh doanh, bán thực phẩm tươi, sống không bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiếp thu ý kiến, UBTVQH cho biết bổ sung vào điểm e khoản 1 điều 317 của dự thảo Luật.
Về điều luật này, trong phiên thảo luận ngày 24/5, đa số ý kiến ĐBQH cho rằng, cần bổ sung định lượng vào Điều 317 Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm nhằm tránh việc xử lý hình sự quá rộng, tuy nhiên cần có sự phân hóa giữa việc sử dụng chất cấm và sử dụng chất chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
UBTVQH nhận thấy, việc định lượng để làm căn cứ xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm là cần thiết, khả thi, tránh việc mở rộng phạm vi về đối tượng xử lý hình sự, trong đó có nhiều hộ nông dân, cá nhân sản xuất nông nghiệp, chế biến và kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ.
Trí Thức Trẻ
- Gần 3.300 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội
- Sự cố in ấn và những chiếc ghế trống thành điểm nhấn họp báo Quốc hội
- Quốc hội lập đoàn giám sát quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chủ tịch Quốc hội: "Đã cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan dự án sân bay Long Thành"
- Quốc hội giao 'chỉ tiêu' cho 4 bộ trưởng