Quỹ AFC nhận định Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022
Theo ông Ruchir Desai – quản lý quỹ Asia Frotier Capital (AFC), Fed sẽ siết chặt chính sách tiền tệ hơn vào năm 2022. Điều này sẽ gây ra sự lo ngại cho các nhà đầu tư không chỉ ở các thị trường cận biên, mà còn tác động lên cả các thị trường mới nổi trong khu vực.
- 05-01-2022Giải mã nguyên nhân VinFast liên tục 'rót tiền' vào các startup Israel thời gian qua
- 05-01-2022So sánh kinh tế học cổ điển và trường phái Keynes: Đâu mới là yếu tố tác động tới giá cổ phiếu?
- 04-01-2022Địa phương vượt qua các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM để chiếm ngôi về thu hút FDI
Trả lời phỏng vấn với Bloomberg xoay quanh việc Fed sẽ siết chặt chính sách tiền tệ, ông Ruchir Desai cho biết, vấn đề này có thể được nhìn nhận theo hai hướng. Thứ nhất, nếu coi thị trường cận biên như một loại thị trường mà các nhà đầu tư ít hứng thú hơn so với các thị trường khác trong 25 - 26 tháng qua, thì về bản chất, những nhà đầu tư này đang giữ vững quan điểm của mình về thị trường cân biên từ nhiều năm trước.
"Ví dụ như Việt Nam, là một trong những thị trường được đánh giá khá tốt trên toàn cầu và quỹ AFC có nhiều thị phần ở đây, tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong năm 2021 và Việt Nam có nền kinh tế vĩ mô ổn định", ông Ruchir Desai nhận định.
Cách nhìn nhận thứ hai là khi nhìn vào các giao dịch trong nước, giao dịch nào đang diễn ra có nhiều lợi hơn. Một số ngân hàng trung ương đã chú ý đến những tác động tích cực trong việc tăng lãi suất. Ví dụ, Công ty quản lý quỹ Blackstone tăng lãi suất lên gần 10 điểm trong ba tháng qua. Cùng với đó, các nhà đầu tư vào Blackstone cũng góp phần tăng tỷ lệ này lên 50 điểm.
Theo ông Ruchir Desai, thực tế, Việt Nam là một thị trường đáng chú ý. Việt Nam vẫn có thể đưa ra quyết định nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Đặc biệt, mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Việt Nam là lạm phát dưới 2%.
Xoay quanh những lo ngại về tác động của biến chủng Omicron đến hoạt động kinh tế ở Việt Nam lên chuỗi cung ứng, theo chuyên gia của AFC, chuỗi cung ứng đã bị suy giảm trong năm 2021 và có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2022.
Ông Ruchir Desai thấy rằng, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực về cơ bản đã quyết định sống chung với dịch bệnh. Nhờ vào đó, chi phí bỏ ra cho nền kinh tế sẽ không rơi vào tình trạng cạn kiệt ngay ở thời điểm này.
"Hiện tại vẫn chưa đến năm thứ ba của đại dịch. Và tỷ lệ tiêm chủng cũng đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới, đặc biệt là Việt Nam", ông Ruchir Desai cho hay.
Dựa trên tình hình thực tế, ông Ruchir Desai không thấy quỹ AFC phải vất vả quá nhiều như năm ngoái, bởi vì nhiều quốc gia đã thích nghi với việc kiểm soát hoặc sống chung với dịch bệnh, miễn là tình hình và mức chi tiêu không nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhờ cách tiếp cận và cải thiện mới này, ông tin rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ dần trở nên tích cực hơn vào năm 2022.
Ở khía cạnh đầu tư, vị quản lý quỹ AFC chia sẻ, để đầu tư ở nhiều công ty khác nhau tại các quốc gia khác nhau, thì việc cần phải làm đó là theo dõi các vấn đề đang nổi cộm ở những quốc gia đó. Ví dụ, AFC hiện đang quan tâm đến những quốc gia đang có sự phát triển ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực công nghệ.
Ở lĩnh vực công nghệ, vẫn có một số thị trường có sự phát triển ở mức rất thấp. Ví dụ quy mô của ngành thương mại điện tử ở Pakistan, Bangladesh ít hơn 5 tỷ USD, so sánh với các thị trường khác thì nó còn khá nhỏ. Vì vậy, những thị trường này được gọi là thị trường cơ bản.
Sự gia tăng của điện thoại thông minh là một trong số những yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực Internet nói chung tại các thị trường mà quỹ AFC đầu tư.
Ở các thị trường biên, mọi người luôn lo lắng về vấn đề thanh khoản. Nhìn nhận thực tế nếu có vấn đề về thanh khoản thì sẽ khiến nhiều nhà đầu tư có dấu hiệu ngập ngừng.