Quỹ châu Á đưa ra lời giải cho bài toán tăng trưởng và bình đẳng giới tại Việt Nam
Các nghiên cứu của Quỹ châu Á (TAF) cho thấy, đầu tư thông minh theo giới đang dần trở thành xu hướng tại Việt Nam. Đây là cách đầu tư dựa trên việc phát huy thế mạnh, giá trị của phụ nữ để tăng lợi nhuận, đồng thời giảm khoảng cách giới.
- 04-02-2021Thị trường đầu tư tư nhân Việt Nam tiếp tục đạt được kỉ lục mới
- 04-02-2021Việt Nam trở thành địa điểm sản xuất xe 'nóng' tại ASEAN
- 03-02-2021Ngành hàng không châu Á - Thái Bình Dương dự kiến phục hồi vào năm 2023, riêng Việt Nam sẽ tăng trưởng kép
Rào cản lớn đối với các doanh nghiệp do phụ nữ điều hành
Theo thống kê, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) do phụ nữ lãnh đạo chiếm 25% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Các MSME được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng khi chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp, 40% GDP và tạo ra 50% tổng số việc làm cả nước. Mục đích chính của những người phụ nữ điều hành hầu hết là nuôi sống gia đình.
Đồng thời, phụ nữ cũng chiếm khoảng 35% tổng số giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí nhiều người nói trên còn là tiên phong trong lĩnh vực của họ.
Một kết quả trái ngược chỉ ra rằng, phụ nữ lại gặp rào cản rất lớn trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh. Bởi lẽ các ngân hàng thương mại thường không đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ điều hành nếu không có quy định hay chương trình của Chính phủ.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là lãi suất vay cao hơn so với rủi ro ước tính (số người gặp phải chiếm 67%), gói vay không phù hợp (45%), điều kiện và thời hạn vay không phù hợp (33%), thiếu tài sản thế chấp (30%).
Đầu tư thông minh theo giới có thể cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề
Trên cơ sở xem xét các rào cản chính thức và phi chính thức, đầu tư thông minh theo giới có thể giải quyết những khó khăn tài chính mà phụ nữ đối mặt. Khả năng tiếp cận tài chính bình đẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
TAF nhận định, "đầu tư thông minh theo giới cũng có thể xem như đầu tư thông minh đối với khí hậu". 78% doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội trong khủng hoảng khí hậu, bao gồm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, nhận diện thương hiệu để tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm hiện có và tổ chức lại quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Việc tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo sẽ tạo ra nhiều nguồn lực hơn cho những thay đổi cần thiết trên.
Bên cạnh đó, đầu tư thông minh theo giới được đánh giá là một trong những phương thức kinh doanh hiệu quả nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.
TAF gợi ý, đầu tư thông minh theo giới có thể thực hiện thông qua cải thiện khả năng tiếp cận vốn của phụ nữ, đầu tư vào các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và giải quyết các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến phụ nữ hay trẻ em gái. Nhờ đó nâng cao năng lực của phụ nữ, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bao trùm.