MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quy hoạch không gian biển quốc gia đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển

Quy hoạch không gian biển quốc gia với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển. Đây là yêu cầu được đặt ra tại Hội thảo về Quy hoạch không gian biển quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiều (3/6) tại Nghệ An.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2023.

Với lợi thế bờ biển dài hơn 3.260 km, theo cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, vùng ven biển Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là lĩnh vực hàng hải, hải sản, các lĩnh vực công nghiệp, dầu khí, du lịch và năng lượng tái tạo. Diễn biến mới ngày càng gia tăng ở các vùng biển và hải đảo đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của các hệ sinh thái ven biển và biển. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm nhựa đại dương, suy thoái hệ sinh thái và đa dạng sinh học… là những thách thức lớn đối với phát triển bền vững của biển và đại dương.

Quy hoạch không gian biển quốc gia đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội nghị.

Chính vì vậy, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, việc xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm. Đặc biệt, quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam. Quy hoạch vùng bờ cũng sẽ giúp đảm bảo phát triển tối ưu và hài hòa giữa các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên ven biển của Việt Nam, cũng như đảm bảo bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

GS.TS Mai Trọng Nhuận, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu cho rằng, đây là cơ hội vàng để tích hợp tất cả những mục tiêu quan điểm, nội dung và giải pháp vào trong quy hoạch phát triển của các tỉnh có biển tức 28 tỉnh, thành thông qua nội dung của kế hoạch của mình cũng như giải pháp huy động nguồn lực theo mô hình: Tổng công trình sư là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cộng với sự chủ động sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng các nhà khoa học trên nền tảng bảo đảm hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, Quy hoạch không gian biển là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả; góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm nhiều sinh kế cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân mong muốn đến năm 2050, toàn bộ các vùng biển Việt Nam được quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững theo không gian, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sức chống chịu, sức tải môi trường, hệ Trước đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng tổ chức công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quang Huy

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên