Quy mô thị trường chứng khoán đạt trên 81% GDP
Quy mô thị trường chứng khoán tính đến ngày 18/3 đạt trên 81% GDP, tăng 14% so với cuối năm 2018.
- 04-04-2019Thành quả sau nhiều năm của Hestia “bay hơi” hoàn toàn sau cú “tất tay” vào một cổ phiếu ngân hàng và tham gia chứng khoán phái sinh
- 03-04-2019Sửa Luật Chứng khoán: Cơ hội để Uỷ ban ra "ở riêng"?
Đây là thông tin được đại diện Bộ Tài chính đưa ra tại họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách quý I/2019. Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện bộ này đã trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến 2020, định hướng đến 2025.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ, về Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, ngày 7/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 phê duyệt Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở Đề án đó, hiện nay, Bộ Tài chính đang soạn thảo dự thảo Quyết định và Điều lệ thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Hai văn bản này sẽ được trình Chính phủ trong thời gian tới.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Cùng với đó, về việc triển khai Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và Chứng quyền có đảm bảo (CW), đến nay các công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Hai sản phẩm này sẽ triển khai thực hiện trong quý II/2019. Trước khi thực hiện, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có những thông tin đầy đủ để nhà đầu tư, công ty chứng khoán có thể nắm được. Cùng với đó, cũng sẽ có những buổi tập huấn, tuyên truyền để các nhà đầu tư có thể tham gia.
Liên quan đến vấn đề các doanh nghiệp chậm lên sàn, theo ông Phạm Hồng Sơn, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có nhiều văn bản để nhắc nhở các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về niêm yết, đăng kí giao dịch trên thị trường. Đồng thời, cũng thực hiện công khai danh sách các công ty đại chúng xuất phát từ các doanh nghiệp nhà nước cũ hiện nay đã trở thành công ty đại chúng rồi nhưng chậm chễ lên sàn. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã thành lập các tổ công tác đến các doanh nghiệp để tìm hiểu lý do vì sao chậm lên sàn.
Về chế xử phạt, Uỷ ban Chứng khoán đã tiến hành xử phạt với mức cao nhất là 350 triệu đồng đối với việc không thực hiện lên sàn.
GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS
Theo đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, vừa qua có một vài trường hợp doanh nghiệp đã trở thành công ty đại chúng nhưng chưa lên sàn xin tăng vốn. Cơ quản quản lý đã có chế tài rất mạnh, không cho phép tăng vốn và chỉ được phép tăng vốn với điều kiện lên sàn.
Bộ Tài chính cũng có báo cáo Chính phủ với các trường hợp chậm lên sàn và yêu cầu các cơ quan chủ quản, các công ty đưa các doanh nghiệp lên sàn trong thời gian sớm nhất.
Cũng tại buổi họp báo, ông Phạm Hồng Sơn đã chia sẻ về vấn đề chất lượng báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp. Thời gian qua, chất lượng báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết có cải thiện nhiều. Các công ty kiểm toán về cơ bản đã áp dụng các chuẩn mực về kiểm toán tương đối tốt. Trong quá trình rà soát báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, nếu có vấn đề gì cần lưu ý, Uỷ ban Chứng khoán đều mời các doanh nghiệp lên yêu cầu làm rõ.
“Quan điểm của Uỷ ban Chứng khoán cho rằng, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Sắp tới, Uỷ ban sẽ làm việc với Cục Kiểm toán Kế toán để nâng tiêu chuẩn lên cao hơn”, ông Phạm Hồng Sơn chia sẻ.
VOV