Quy Nhơn giữ vị thế quan trọng trong hệ thống đô thị Đông Nam Á
Mới đây, Sở Đầu tư và Kế hoạch tỉnh Bình Định đã thông tin một số nội dung cơ bản quy hoạch thời kỳ từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó Quy Nhơn nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tầm nhìn 2030 thành phố này sẽ trở thành trung tâm du lịch mới của châu Á.
Phát triển kinh tế xã hội và hoàn thiện hạ tầng đồng bộ
Theo đó, mục tiêu năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ với tốc độ tăng trưởng giai đoạn năm 2021 – 2030 bình quân 8% trở lên, GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) bình quân đầu người đến năm 2030 là 204-213 triệu đồng/người.
Bình Định xác định mục tiêu có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại, hệ thống đô thị phát triển theo hướng đô thị thông minh, kết nối thuận tiện với các trung tâm kinh tế của vùng, cả nước và quốc tế, trong đó tập trung phát triển đô thị Quy Nhơn hiện đại về không gian, kiến trúc.
Quy Nhơn sẽ trở thành trung tâm du lịch mới của châu Á
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Bình Định sẽ là trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam và Quy Nhơn (Bình Định) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á. Đặc biệt, Quy Nhơn được định vị là một trong các "đô thị hạt nhân" của Duyên hải miền Trung với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, đô thị động lực tiểu vùng Trung Trung bộ và là cửa ngõ quan trọng kết nối Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia với biển Đông.
Bên cạnh đó, Bình Định sẽ tập trung phát triển, quảng bá thương hiệu du lịch, lấy Quy Nhơn là điểm nhấn, trở thành "điểm đến hàng đầu châu Á, trung tâm văn hóa của vùng". Vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị của Quy Nhơn đang được đầu tư hoàn thiện đồng bộ. Trong đó, việc nâng cấp cảng biển Quy Nhơn và sân bay Phù Cát có ý nghĩa quan trọng vì nắm giữ vai trò giao thương với các khu vực lân cận và quốc tế, giải quyết bài toán phát triển du lịch của Quy Nhơn.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đó, UBND Tỉnh Bình Định và Cục Hàng không Việt Nam đã thống nhất phương án quy hoạch mở rộng Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đạt cấp 4E phát triển thành cảng hàng không quốc tế.
Bất động sản nghỉ dưỡng Quy Nhơn "cất cánh"
Quy tụ nhiều tiềm năng phát triển du lịch với hạ tầng giao thông, đô thị được đầu tư đồng bộ đã giúp Quy Nhơn trở thành "thỏi nam châm" thu hút sự quan tâm, đầu tư của các ông lớn trong ngành bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng.
Cadia Quy Nhon – một trong 03 công trình biểu tượng thuộc quy hoạch vịnh Quy Nhơn
Sớm nhận ra tiềm năng của Quy Nhơn (Bình Định), Tập đoàn Phát Đạt đã đầu tư và sở hữu nhiều quỹ đất có vị thế lý tưởng tại trung tâm thành phố. Trong đó nổi bật là dự án Cadia Quy Nhơn thuộc Tổ hợp thương mại dịch vụ khách sạn và căn hộ du lịch biển Ngô Mây.
Dự án có pháp lý minh bạch, quỹ đất được Tập đoàn Phát Đạt đấu giá thành công đã phần nào minh chứng cho sự uy tín của chủ đầu tư. Cadia Quy Nhon tọa lạc tại số 01 Ngô Mây, sở hữu 03 mặt tiền đường trên giao lộ cung đường biển là An Dương Vương – Xuân Diệu – Ngô Mây ngay cạnh quảng trường trung tâm có quy mô lớn 6,5 ha với tầm nhìn trực diện biển. Vị trí này được giới chuyên gia và các nhà đầu tư bất động sản đánh giá rất cao trong bối cảnh quỹ đất trung tâm thành phố dần cạn kiệt và có giá trị gia tăng theo thời gian.
Đây cũng là một trong 03 công trình biểu tượng nằm trong quy hoạch vịnh Quy Nhơn. Kỳ vọng khi hoàn thành, Cadia Quy Nhon sẽ tạo nên một biểu tượng quốc tế mới tại lõi trung tâm thành phố biển, góp phần thay đổi bộ mặt thành phố và đóng góp vào công cuộc kiến tạo nên điểm đến du lịch hàng đầu châu Á.
Chi tiết liên hệ: https://cadiaquynhon.vn/
Tổ Quốc