MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Quy tắc đầu tư vàng] Huyền thoại Peter Thiel chia sẻ cách thức thành công từ những thương vụ đầu tư mạo hiểm

Peter Thiel là nhà đầu tư mạo hiểm thành công với rất nhiều thành tích ấn tượng khi đầu tư hiệu quả và thu về bạc tỷ cho những công ty mới thành lập…

Peter Andreas Thiel ( sinh ngày 11 tháng 7 năm 1967) là một doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng phố Wall. Đồng thời Thiel cũng là một trong những nhà từ thiện tích cực trên khắp thế giới. Anh là người đồng sáng lập PayPal, Palantir Technologies và quỹ đầu tư Founders Fund. Năm 2014, Thiel được xếp thứ 4 trong Danh sách Midas của Forbes năm 2014, với giá trị tài sản ròng là 2,2 tỷ đô la, và số 328 trên Forbes 400 năm 2018, với giá trị ròng 2,5 tỷ đô la Mỹ.

Thiel sinh ra tại Frankfurt, Đức. Anh cùng gia đình đến Hoa Kỳ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh. Thiel có một tuổi thơ êm đềm bình dị như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác khi suốt tuổi thơ của anh, đều có bóng hình cha mẹ hỗ trợ quan tâm. Sau khi tốt nghiệp, anh đăng kí học ngành triết học tại Đại học Stanford , tốt nghiệp cử nhân vào năm 1989. Sau đó, anh tiếp tục dùi mài kinh sử và nhận tiến sỹ luật vào năm 1992. Sau khi tốt nghiệp, Thiel đã từng trải qua các công việc như làm thư ký tư pháp cho Thẩm phán James Larry Edmondson.

7 tháng sau khi làm một luật sư, Peter Thiel xin nghỉ và làm việc cho Credit Suisse với tư cách nhân viên giao dịch phái sinh. Đến năm 1996, Peter Thiel thành lập Quỹ tín dụng Thiel – hoạt động kiểu multi strategy (đa chiến lược). Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của công việc mang lại danh tiếng cho Peter Thiel tại thung lũng Silicon – CEO của PayPal.

Anh chính là nhà đồng sáng lập công ty PayPal – công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Công ty này chính thức được IPO vào năm 2002. Thiel thành lập PayPal năm 31 tuổi. Bốn năm sau, eBay mua lại công ty của Thiel với số tiền 1,5 tỷ USD.

Sau khi bán PayPal, anh thành lập Clarium Capital , một quỹ phòng hộ vĩ mô toàn cầu . Thiel đã ra mắt Palantir Technologies , một công ty phân tích dữ liệu lớn vào năm 2004 và tiếp tục làm chủ tịch. Năm 2005, anh tiếp tục lập nên một công ty đầu tư mạo hiểm với tên gọi Founders Fund, hợp tác cùng với các đối tác PayPal như Ken Howery và Luke Nosek .

Có thể nói thời điểm đầu những năm 2003 đến giữa 2004, anh là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên tiến hành mua gom cổ phiếu của Facebook với khối lượng 500.000 USD để giữ 10,2% cổ phiếu với giá rất thấp không ai ngờ tới và nằm trong hội đồng quản trị. Năm 2012, Facebook IPO với mức định giá gần 100 tỷ USD với giá 38 USD/cp. Hiện giá cổ phiếu của Facebook trên thị trường vào khoảng 198 USD/cp.

Peter Thiel cũng là một trong số những nhà đầu tư hiếm hoi đặt niềm tin vào Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông tranh cử năm 2016.

Để thành công được như vậy, quan điểm của ông là: Tất cả các nhà đầu tư trung bình đều có thể trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ và họ có thể chọn được những cổ phiếu hời nhất không kém gì các chuyên gia đầu tư trên Phố Wall chỉ bằng việc thực hiện một cuộc điều tra nhỏ và tuân thủ đúng các nguyên tắc như sau:

Chọn lựa kĩ lưỡng cổ phiếu

Thiel luôn nghĩ rằng điều quan trọng nhất khi tham gia thị trường chứng khoán là nhà đầu tư phải tìm được cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành công, hay chính xác hơn là những cổ phiếu có giá trị. Khi đã chọn được những cổ phiếu này thì việc lên xuống của thị trường sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.

Thu thập và đánh giá thông tin và triển vọng doanh nghiệp

Anh đưa ra những chỉ dẫn dễ dàng áp dụng để có thể lựa chọn được những danh mục từ việc đánh giá các báo cáo tài chính của công ty và nhận ra những con số thực sự có giá trị. Thiel giải thích và đưa ra những chỉ dẫn để đầu tư theo chu kỳ, hay thay đổi hoàn toàn danh mục đầu tư để theo đuổi những công ty đang phát triển nhanh.

Đồng thời anh cũng cho rằng việc tìm hiểu đề ra một quyết định đúng đắn thật không dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn non trẻ, do vậy chúng ta hãy nghiên cứu các loại báo cáo của công ty như báo cáo thường niên, báo cáo quý, thêm vào đó hãy đọc cả các bản báo cáo tài chính và thu nhập của công ty mà mình đang định mua và các báo cáo của các đối thủ cạnh tranh của công ty trong cùng ngành đó, bởi nó sẽ giúp cho chúng ta trong việc so sánh kết quả kinh doanh, tình hình lợi nhuận của các công ty đó với nhau.

Lợi ích của người đến sau – Tìm ra 1 doanh nghiệp X làm "của để dành" cho tương lai?

Peter Thiel đã chia sẻ khái niệm "Lợi thế người đi đầu" rất nhiều trong cuốn sách của anh. Thiel đã từng nghĩ nếu là kẻ tiên phong thì bạn có thể thâu tóm được thị phần lớn trong khi kẻ đến sau phải chen chúc tranh giành. Tuy nhiên đi đầu chỉ là một chiến thuật chứ không phải mục tiêu, do đó đi đầu cũng chẳng lợi ích gì nếu sau đó chúng ta bị soán ngôi.

Bước đi khôn ngoan nhất là tạo ra sự phát triển tuyệt vời sau cùng của một thị trường và tận hưởng lợi nhuận nhiều năm độc quyền. Để làm được điều đó hãy thống trị thị trường ngách nhỏ và tăng quy mô từ đó, hướng đến tầm nhìn dài hạn đầy tham vọng.

Theo Peter Thiel viết trong cuốn sách "Zero to one" của anh, việc độc quyền sẽ chỉ là mô hình kinh doanh tốt nếu nó tồn tại lâu dài được trong tương lai. Khi đem so sánh tờ báo New York Times với mạng xã hội Twitter. Cả 2 đều có vài nghìn nhân viên và đều giúp mọi người tiếp cận tin tức. Năm 2012, trong khi Times đạt doanh số 133 tỷ USD thì Twitter chịu lỗ, ấy vậy mà khi lên sàn vào năm 2013, Twitter được định giá 24 tỷ USD, gấp 12 lần Times.

Nguyên nhân chính là các nhà đầu tư coi trọng dòng tiền tương lai mà Twitter đem lại. Nếu một nhà khởi nghiệp quá chú trọng vào tăng trưởng ngắn hạn và luôn cố đi tiên phong, họ có thể bỏ lỡ câu hỏi quan trọng nhất rằng: Liệu mô hình kinh doanh này có tồn tại sau 10 năm nữa hay không?

Những con số không thể nào trả lời chính xác được. Theo Peter Thiel, bạn phải suy nghĩ sâu sắc về những phẩm chất định tính mà doanh nghiệp đang vận hành và nhiều khi kẻ đi sau mới là người dẫn đầu. Hãy thực sự định giá và tìm ra được một doanh nghiệp như vậy để đầu tư làm của để dành cho tương lai!

Lê Hằng

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên