[Quy tắc đầu tư vàng] Triết lý của huyền thoại đầu tư Louis Bacon: Bỏ qua các tin đồn
Bacon được các đồng nghiệp xem là một trong những nhà giao dịch thành công nhất trong thế hệ của ông…
- 24-11-2019[Quy tắc đầu tư vàng] Tỷ phú người Mỹ nói về cách đầu tư để lọt vào nhóm 5% chiến thắng trên thị trường
- 10-11-2019[Quy tắc đầu tư vàng] Cách Jordan Belfort trở thành "Sói già phố Wall" khi mới 27 tuổi
- 03-11-2019[Quy tắc đầu tư vàng] Al-Waleed Bin Talal – Hoàng tử tỷ phú chia sẻ công thức làm giàu từ đầu tư cổ phiếu
Nhà quản lý quỹ đầu cơ Louis Bacon đang lên kế hoạch hoàn vốn cho nhà đầu tư sau 30 năm hoạt động. Động thái được xem là cái kết cho một trong những hiện tượng của giới đầu tư, một quỹ ăn lên làm ra trong quá khứ nhưng không duy trì được hào quang ở thời điểm hiện tại.
"Đây là thời điểm thuận lợi để thực hiện quyết định mà tôi đã trăn trở trong khoảng thời gian dài. Tôi sẽ hoàn trả lại vốn cho khách hàng", Bacon viết trong lá thư gửi đến khách hàng. Kết quả đáng thất vọng từ ba quỹ đầu tư thuộc quản lý của Louis Bacon trong vài năm gần đây được xem là lý do đằng sau quyết định này, dù những thành tích dài hạn vẫn là điều đáng tự hào.
Lớn lên ở Bắc Carolina, Bacon bắt đầu sự nghiệp đầu tư tại một công ty giao dịch hàng hóa từ những năm 1980, nơi ông gặp gỡ những "ngôi sao" của giới đầu tư tương lai là Bruce Kovner và Paul Tudor Jones.
Năm 1989, Bacon sáng lập quỹ Moore Capital với khoản đầu tư ban đầu 25.000 USD, thừa hưởng từ người mẹ của ông. Bacon được các đồng nghiệp xem là một trong những nhà giao dịch thành công nhất trong thế hệ của ông, được biết đến với khả năng chuyển đổi các tài sản linh hoạt dựa trên các đánh giá kinh tế vĩ mô. Nhà đầu tư này đặt cược vào mọi thứ, từ cổ phiếu Mỹ, trái phiếu châu Âu, cho tới đồng tiền châu Á dựa trên kỳ vọng của ông với biến động vĩ mô.
Trong năm đầu tiên của Moore Capital, Bacon mang về tỷ suất sinh lợi 86% nhờ đặt cược vào việc Saddam Hussein sẽ xâm chiếm Kuwait. 13 năm sau đó, những dự báo chính xác của ông Bacon về các sự kiện xoay quanh cuộc chiến Iraq đã mang về tỷ suất sinh lợi 35% cho quỹ. Ngoài ra, quỹ của ông còn gặt hái thành công lớn nhờ đặt cược vào sự sụp đổ của thị trường Nhật Bản và mang về tỷ suất sinh lời tới 45% vào năm 1992 khi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu sụp đổ.
Chia sẻ với Forbes trong 1 bài phỏng vấn, ông có nói tới 2 kinh nghiệm mà ông đúc kết ra trong đầu tư:
1. Đi theo nguyên nhân nằm phía sau sự dịch chuyển giá cổ phiếu: tập trung vào dòng tiền lớn do các ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng nhà nước tạo ra.
Trong cuộc phỏng vấn với Forbes, khi được hỏi rằng điều gì khiến giá cổ phiếu chuyển động, ông đã nêu lên quan điểm của ông về định giá cổ phiếu "Khi tôi bắt đầu bước vào nghề giao dịch tài chính, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách và nghiên cứu về cổ phiếu… Tuy nhiên, tôi thấy phần lớn thật vô ích. Mọi người, cho đến tận ngày nay, nhiều nhà phân tích vẫn chưa hiểu lý do vì sao cổ phiếu tăng hoặc giảm.
Thế giới tài chính đầy rẫy những thứ hỗn tạp và ngớ ngẩn. Mọi người nghĩ rằng đó là các yếu tố cơ bản, định giá , lợi nhuận, nhưng điều này là hết sức sai lầm. Tôi cho rằng lợi nhuận không làm giá cổ phiếu thay đổi, mà đó chính là FED … Hãy tập trung vào ngân hàng trung ương và quan sát các động thái bơm tiền – hút tiền của họ. Chính thanh khoản mới khiến thị trường chuyển động".
Thanh khoản là sự tăng lên hoặc thu hẹp của tiền, đặc biệt là tín dụng. Đây là biến số quan trọng nhất chi phối nền kinh tế và thị trường tài chính. FED là người cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới. Vì thế, phải luôn quan sát kỹ động thái của FED. Điều này không có nghĩa doanh số hay lợi nhuận không có ý nghĩa gì. Chúng vẫn rất quan trọng đối với một số nhóm ngành.
Ông cũng cho rằng đối với cổ phiếu ngân hàng, yếu tố chính chi phối giá là lợi nhuận. Nhưng đối với ngành công nghiệp, yếu tố chính là khả năng sản xuất. Thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu ngành sản xuất là nó còn nhiều năng lực sản xuất và có chất xúc tác để tin rằng, nhu cầu đang tăng lên.
Ngược lại, thời điểm tốt để bán các cổ phiếu này chính là khi có các thông báo về xây dựng nhà máy mới, và khi lợi nhuận sụt giảm. Lý do cơ bản là, việc xây dựng nhà máy mới thường khiến cho lợi nhuận suy giảm 2-3 năm tới, và thị trường cổ phiếu sẽ phản ứng với điều này.
Vốn dĩ thị trường tài chính luôn là là cỗ máy chiết khấu tương lai. Nhiều người sử dụng lợi nhuận gần đây và ngoại suy cho tương lai. Nhưng mọi người không hiểu cơ chế tác động đến lợi nhuận tương lai của từng ngành cụ thể.
2. Bỏ qua các tin đồn
Ông cho rằng một trong những cách làm mất tiền trên thị trường chứng khoán là chỉ chăm chăm nghe ngóng những tin đồn, một vài nguồn tin không chính thống sau đó không kiểm tra kĩ những tin đồn đó mà lại vội vã đưa ra quyết định của bản thân là cách nhanh nhất khiến nhà đầu tư đi tới thất bại.
Dù giai đoạn trước đó rất thành công tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, quỹ đầu tư của Bacon dần tỏ ra đuối sức trước sự biến động quá nhanh của thị trường.
"Cạnh tranh gay gắt, cùng với áp lực khách hàng về phí đã tạo ra một mô hình kinh doanh đầy thách thức đối với các quỹ có nhiều nhà quản lý như của chúng tôi", Bacon viết.
Moore Capital đã mang về tỷ suất sinh lợi ròng 17,6% hàng năm và tỷ suất sinh lời tích lũy hơn 21.000% kể từ ngày thành lập, nhưng lại mang về thành quả chỉ 1 con số trong năm gần nhất. Một quỹ của Moore Capital giảm gần 6% trong năm 2018 trong lúc thị trường hai lần biến động mạnh. Trong khi đó, một quỹ khác của Moore Capital cũng giảm 3,3%.
"Các điều kiện giao dịch ngày càng thách thức và tỷ suất sinh lợi yếu ớt của các quỹ trong thời gian gần đây đã che mờ thành công rực rõ của Moore Capital", Bacon viết trong lá thư gửi cho nhà đầu tư.
Kết cục với nhà đầu tư huyền thoại này cũng là cái kết của nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành. Tỷ phú Leon Cooperman thông báo đóng cửa công ty Omega Advisors của ông trong mùa hè năm 2017, nói với khách hàng rằng ông "không muốn dành phần đời còn lại để đuổi theo S&P 500". Nhà điều hành quỹ Magellan của Fidelity cũng cho biết ý định đóng cửa quỹ đầu cơ chỉ sau gần một năm hoạt động trở lại.