Quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý trở lại trạng thái "full cổ phiếu" ngay trước nhịp hồi phục của VN-Index
Tại ngày 5/10, lượng tiền mặt trong danh mục ghi nhận còn 9,6 triệu USD, tương ứng 235 tỷ đồng, giảm gần 720 tỷ đồng so với trước đó 1 tuần.
- 14-10-2023“Đại gia” nước ngoài không tiếc tiền gom cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn trong doanh nghiệp ngành dược
- 14-10-2023Khối ngoại mạnh tay "xả hàng", gần 2.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam bị bán ròng chỉ trong 1 tuần giao dịch
- 14-10-2023Giám đốc Dragon Capital: Khả năng còn một đợt hạ lãi suất từ đây đến cuối năm, nhà đầu tư không nên chờ cú giảm 15-20% của thị trường
Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) , quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý vừa công bố báo cáo cập nhật danh mục đầu tư đến hết ngày 5/10 với tỷ trọng tiền mặt giảm xuống 0,56%, ngưỡng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây của quỹ và gần như hết dư địa giải ngân.
Với quy mô tài sản đạt trên 1,7 tỷ USD, tại ngày 5/10, lượng tiền mặt trong danh mục ghi nhận còn 9,6 triệu USD, tương ứng 235 tỷ đồng, giảm gần 720 tỷ đồng so với trước đó 1 tuần.
Tính đến hết 5/10, giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/share) VEIL đạt 8,45 USD, giảm 4% so với tuần trước. Thành quả đầu tư tạm tính từ đầu năm đến thời điểm 5/10 của VEIL giảm xuống 7,64%, thua hiệu suất của VN-Index (8,47%).
Động thái giải ngân trở lại của quỹ VEIL diễn ra ngay trước nhịp hồi phục khá tích cực của VN-Index. Từ ngày 6/10 đến 13/10, VN-Index đã tăng điểm 6 phiên liên tiếp, với mức tăng hơn 35 điểm, qua đó vượt ngưỡng kháng cự 1.150 điểm.
Trước đó, kể từ đầu tháng 9, quỹ VEIL thường xuyên duy trì trạng thái "full cổ phiếu" với tỷ trọng tiền mặt trong danh mục chỉ còn khoảng 0,5% (vùng thấp nhất lịch sử).
VN-Index sẽ trở lại xu hướng tăng sau mùa KQKD quý 3
Trong một báo cáo mới đây, Dragon Capital nhận định các yếu tố vĩ mô nền tảng tại Việt Nam vẫn duy trì ổn định, tuy nhiên áp lực trên thế giới khiến tiền đồng mất giá 3,3% trong quý 3 (xuống gần 24.400 đồng). Dragon Capital cho rằng công cụ phát hành tín phiếu đã được NHNN sử dụng rất nhiều lần, đây không phải dấu hiệu của đảo chiều chính sách mà là hoạt động điều tiết bình thường trên thị trường mở.
Quỹ ngoại điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP tại Việt Nam năm 2023 về mức 5%, trước khi quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng dài hạn 6%-6,5% kể từ năm 2024 khi các hiệp định kinh tế, dòng vốn đầu tư FDI và việc nâng cấp quan hệ ngoại giao gần đây bắt đầu có tác động tích cực vào nền kinh tế.
Về chứng khoán (TTCK) Việt Nam, thị trường trải qua tháng 9 đầy thách thức. Sau khi vươn lên đỉnh 1.245,5 trong tuần đầu tiên, VN-Index bị chốt lời trên diện rộng khi chịu áp lực cả trong nước và quốc tế.
Trong những giai đoạn bị chi phối bởi những tác động vĩ mô, thị trường chứng khoán Việt Nam thường có sự tương quan mạnh mẽ với thị trường chứng khoán Mỹ. Vậy nên trước những lo ngại về việc chính sách nới lỏng tiền tệ của Việt Nam khó có thể duy trì lâu dài, các nhà đầu tư trong nước thường ưu tiên giảm thiểu rủi ro.
Thêm vào đó, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút tiền thông qua việc phát hành trái phiếu và các công ty chứng khoán lớn giảm quy mô cho vay ký quỹ đã góp phần tạo áp lực đến tâm lý của các nhà đầu tư, dẫn đến sự giảm sút của thanh khoản vào giai đoạn cuối tháng.
Mặt khác, với việc Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất và điều kiện kinh tế toàn cầu có dấu hiệu suy yếu, Dragon Capital dự đoán sẽ có nhiều biến động cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nhóm quỹ ngoại tin rằng chính sách tiền tệ hỗ trợ của Việt Nam sẽ vẫn được duy trì. “Do đó, chúng tôi tin rằng sau khi kết quả kinh doanh Quý 3 được công bố và tình hình thế giới trở nên ổn định, chỉ số VN-Index sẽ trở lại xu hướng tăng bình thường”, báo cáo chỉ rõ.
Nhịp sống thị trường